CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA BỆNH TRĨ TÁI PHÁT

6/4/2020  4:21 PM

CÁCH ĐỂ NGĂN NGỪA BỆNH TRĨ TÁI PHÁT

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tên gọi của hiện tượng các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn nở, phình to hơn nhiều so với trạng thái bình thường. Tình trạng này là hậu quả khi chúng gặp phải áp lực quá mức từ việc cố rặn đại tiện với tần suất cao. Đồng thời máu trong tĩnh mạch lại bị dồn nén không được lưu thông về tim.

Trĩ còn được biết đến với cái tên dân gian là chứng “lòi dom”. Theo y học hiện đại, bệnh trĩ được chia thành 3 dạng chủ yếu như sau:

Các dạng bệnh trĩ

Dạng 1: Bệnh trĩ nội.

Ở dạng này, búi trĩ xuất hiện bên trong của ống hậu môn. Tuy nhiên sau đó nó có thể sẽ bị trồi ra ngoài nếu tình trạng bệnh ở mức nặng.

 

 

Dạng 2: Bệnh trĩ ngoại.

Với dạng này thì búi trĩ hình thành ngay phần rìa ngoài của hậu môn. Càng để lâu kích thước của nó sẽ càng tăng dẫn tới viêm nhiễm.

 

 

Dạng 3: Bệnh trĩ hỗn hợp.

Nghĩa là người bệnh bị đồng thời cả 2 dạng trên. Điều đó đồng nghĩa với việc chữa trị cũng gặp khó khăn hơn.

Lý do là bởi nếu cả búi trĩ nội và ngoại đều nằm ngoài thì cần mất nhiều thời gian mới có thể phân biệt được chúng.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Theo y học hiện đại, đây là căn bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong các yếu tố phổ biến cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ do bị táo bón

Khi gặp phải tình trạng này phân sẽ trở nên cứng và khô. Rất khó để thải được ra ngoài. Nếu muốn nhanh chóng đại tiện được thì người bị bệnh trĩ phải dùng sức rặn. Từ đó gây áp lực lên tĩnh mạch của hậu môn.

Việc táo bón xảy ra với tần suất lớn rất dễ gây nên trĩ. Làm người bệnh đau rát, luôn cảm thấy có sự vướng víu.

Bị bệnh trĩ do thói quen sinh hoạt sai

Thói quen khi đi đại tiện thường sẽ mang theo điện thoại, sách, dẫn tới việc ngồi quá, không tốt cho sức khỏe. Tiếp theo là tỷ lệ người mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn bình thường do lười vận động, đi lại.

Ngoài ra, nếu thường xuyên thức khuya, để đầu óc căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa gây rối loạn đại tiện.

Nguyên nhân của bệnh trĩ do dinh dưỡng không phù hợp

Những loại đồ ăn dầu mỡ, cay nóng… tuy ngon miệng nhưng lại không hề tốt cho cơ thể. Việc lạm dụng chúng đồng nghĩa với việc gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và hình thành nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Bên cạnh đó, không ít người có thói quen ăn rất ít các loại rau củ, trái cây khiến hàm lượng chất xơ trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng.

Ngoài ra, Khả năng bị bệnh trĩ sẽ tăng cao nếu không bổ sung đủ nước mỗi ngày. Quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm, các cơ quan phải hoạt động mạnh hơn. Chính vì thế phân trở nên cứng khô, đại tiện khó, lâu dần xuất hiện tình trạng bệnh.

Nguyên nhân bệnh trĩ do đặc thù nghề nghiệp

Những công việc có tính chất phải ngồi hay đứng cả ngày, không có sự vận động cơ thể. Hoặc một số nghề nghiệp cần lao động quá sức, nặng nề sẽ dẫn tới dồn nén sức ép xuống phần dưới.

Điều này lý giải tại sao người bị bệnh trĩ lại là những người thường làm công việc văn phòng, nghề lái xe, làm may…. Hoặc hay phải ngồi lâu một chỗ lại dễ bị bệnh hơn những nhóm người khác.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ khác

Cân nặng quá mức, béo phì.

Do mang bầu hoặc sau thời gian sinh em bé.

Do tuổi tác (tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh).

Bị bệnh trĩ có thể do quan hệ tình dục với mức độ cao bằng đường hậu môn.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ, các bạn nên hiểu các nguyên nhân gây bệnh Trĩ ở trên để điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị bệnh.

Phòng ngừa tái phát khi đã bị trĩ

Trong trường hợp bạn đã bị Trĩ thì cần điều trị triệt để bằng phương pháp Đông Y hoặc Tây Y. Sau đóm cần duy trì lối sống phù hợp để ngăn ngừa bệnh trĩ.

Để ngăn ngừa trĩ tái phát và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

 Ăn thực phẩm nhiều chất xơ.

Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

uống nhiều nước ngăn ngừa a bệnh trĩ

 Uống nhiều nước.

Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

 Xem xét chất bổ sung chất xơ.

Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống.

 Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

 Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.

 Tập thể dục.

Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.

 Tránh ngồi lâu.

Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Điều trị ngay từ sớm khi các triệu chứng Trĩ tái phát. Không  nên để Trĩ xảy ra biến chứng rồi mới điều trị. Để điều trị Trĩ ngay từ sớm, bạn có thể sử dụng các phương pháp Đông Y vừa an toàn, hiệu quả, giá thành lại rẻ. Có thể kể đến như sản phẩm điều trị Trĩ của Viện Y học cổ truyền Quân đội Việt Nam như: Thuốc uống BỔ TRUNG, Mỡ bôi MỠ SINH CƠ, Bột ngâm Trĩ hoặc Thuốc ngâm T1 trị Trĩ.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cách phòng tránh bệnh Trĩ và cách giảm nguy cơ tái phát bệnh Trĩ. Các bạn hãy cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh này. Nếu trong trường hợp bạn bị Trĩ cấp, bạn không nên vì e ngại tình trạng “nhạy cảm” này mà chủ quan trong việc khám chữa bệnh. Hãy chữa bệnh càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa những hậu quả khó lường do trĩ gây ra.

Tổng hợp: Dược sĩ Thu Thảo

Bài Viết Liên Quan