CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA QUẢ LỰU VỚI SỨC KHỎE

9:25 AM 18/4/2020

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA QUẢ LỰU VỚI SỨC KHỎE

Lựu là một loại cây có xuất xứ từ vùng Tây Nam Á. Hiện được trồng rất phổ biến ở Việt Nam để làm cảnh hoặc cây ăn quả.

Lựu có tên khoa học Punica granatum L thuộc họ Lựu – Punicaceae. Lựu còn được gọi là Thạch lựu, Thừa lựu, Tháp lựu, An thạch lựu, Toan thạch lựu, Thiên tương, thạch lựu bì. Bộ phận có tác dụng chữa đau dạ dày là  Vỏ quả lựu, còn gọi là thạch lựu bì. Ngoài ra, rễ lựu cũng có một số tác dụng tốt.

Lựu có chứa vitamin C, nhóm B, axit hữu cơ, đường, canxi, phốt pho, nhiều khoáng chất. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần.

công dụng của quả lựu

Công dụng của từng bộ phận của lựu

Nước ép lựu

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng. Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu. Giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.

 Hàm lượng vitamin C cao, lựu được xem như món ăn không thể thiếu đối với chị em muốn cải thiện làn da. Vitamin C trong nước ép của một quả lựu chứa 40% nhu cầu của cơ thể cần đáp ứng. Ngoài vitamin C, người ta còn tìm thấy các loại vitamin A, C, E dồi dào trong quả lựu hỗ trợ chống lại tác động của quá trình oxy hóa.

Hỗ trợ quá trình mang thai

Nước lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit folic cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm có chứa trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Kali trong nước ép lựu ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai. Lựu thậm chí còn được cho là có thể ngăn ngừa sinh non.

Hạt lựu

Hạt lựu chín đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy.

Vỏ lựu

 Có chứa axit malic, tannin, alkaloids và các thành phần khác có hiệu quả đặc biệt điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra, các chất cơ bản của vỏ quả lựu còn có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm rất tốt.

Hoa lựu

Hoa của cây lựu có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu ở mũi. Khi bị té ngã trầy xước, lấy hoa lựu thả vào chậu nước ấm rồi dùng để rửa vết thương cũng tốt. Hoặc cho hoa lựu vào bát nước ấm, áp sát mắt vào để xông cũng làm giảm mói mắt.

Như vậy, mỗi bộ phận đều có tác dụng tốt với sức khỏe riêng. Trong đó, để sử dụng làm thuốc thì bộ phận thường dùng là vỏ lựu.

Công dụng của vỏ và rễ lựu theo Đông Y

Đông y đã dùng các bộ phận của cây lựu làm thuốc từ rất lâu đời. Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tính ấm, hơi độc, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao. Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả lựu sẽ bị hại phổi, tổn răng.

Công dụng của vỏ quả lựu theo Tây Y

Phòng ngừa ung thư

Nhờ chất polyphenol và các hoạt chất chống oxy hóa khác trong quả lựu giúp cơ thể ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư. Chiết xuất từ vỏ quả lựu còn có tác dụng chống lại tế bào ung thư vú vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, vỏ từ quả lựu có thể phòng ngừa và hạn chế ung thư da nhờ khả năng chống nắng, bảo vệ da hiệu quả.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một trong những công dụng của quả lựu đã được nghiên cứu và khẳng định chính là có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Lựu chứa nhiều polyphenol – chất hóa học giúp làm giảm quá trình sưng phù ở bệnh tim.

Ngoài ra, lựu còn có thể làm giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bán và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

Tác dụng chống ký sinh trùng

 chất pelletierine trong Thạch lựu bì có tác dụng mạnh đối với giun móc. Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn. Tác dụng mạnh do chất tanin trong vỏ. Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alkaloit và làm tăng tác dụng của nó chống giun.

Độc tính khi sử dụng vỏ lựu, vỏ rễ lựu ở liều cao

Trên súc vật thí nghiệm, liều cao của alkaloit trong thuốc làm cho súc vật ngưng thở và chết. Tác dụng phụ thường gặp ở người là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò. Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu, nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.

Như vậy, bên cạnh tác dụng, vỏ lựu và rễ lựu có tác dụng không tốt cho cơ thể khi dùng ở liều cao. Vì vậy, khi sử dụng thảo dược nào làm thuốc, các bạn nên sử dụng ở liều hợp lý và tham khảo thầy thuốc, dược sĩ trước khi sử dụng.

Tổng hợp: Thạc sĩ Dược Phương Dung

Bài Viết Liên Quan