GINKGO BILOBA CÓ THẬT SỰ LÀ THẦN DƯỢC

25/10/2019   8:35AM

GINKGO BILOBA CÓ THẬT SỰ LÀ THẦN DƯỢC

Ginkgo biloba còn tên gọi là cây Bạch quả. Có rất nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của Ginkgo biloba. Các nghiên cứu này đã kết luận tác dụng có lợi cho sức khỏe của cao cây Bạch quả trong việc hỗ trợ chữa được nhiều bệnh.

Tác dụng có lợi cho sức khỏe của Ginkgo biloba

Ginkgo (ginkgo biloba) là một trong những loài cây sống lâu đời nhất. Nó cũng là một trong những dược thảo bán chạy nhất tại Hoa Kỳ và châu Âu. Ginkgo biloba được chiết xuất từ cao của lá cây bạch quả đã được tiêu chuẩn hóa.

Ginkgo có một lịch sử lâu dài của việc sử dụng trong điều trị các bệnh về máu và các vấn đề bộ nhớ. Làm tăng chức năng tuần hoàn não. Tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu ôxy, chống ôxy hóa gốc tự do, ổn định màng nên được coi như một chất bảo vệ thần kinh. Chúng là yếu tố ngăn cản kích hoạt tiểu cầu nên có tính chống đông máu. Ngăn cản việc kết tụ các mảng amyloid – nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng Gingko biloba điều trị bệnh mà chỉ dừng ở mức thực phẩm chức năng hỗ trợ cho điều trị. Sau đây là các thông tin về việc sử dụng Ginkgo biloba để hỗ trợ điều trị bệnh.

Có thể có tác dụng
  • Lo lắng. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng chiết xuất Ginkgo biloba trong 4 tuần có thể làm giảm các triệu chứng lo âu.
  • Chứng mất trí liên quan đến bệnh Alzheimer, bệnh mạch máu hoặc các bệnh khác. Một số nghiên cứu cho thấy dùng Ginkgo biloba trong 1 năm sẽ cải thiện một vài triệu chứng của bệnh Alzheimer, mạch máu hoặc các chứng mất trí khác. Liều 240mg mỗi ngày có thể hoạt động tốt hơn liều 120mg. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng những phát hiện từ các nghiên cứu này có thể không đáng tin cậy.
  • Vấn đề về thị lực ở những người mắc bệnh tiểu đường. Có một số bằng chứng cho thấy uống chiết xuất lá Ginkgo biloba trong 6 tháng có thể cải thiện thị lực ở những người bị tổn thương võng mạc do tiểu đường gây ra.
  • Mất thị lực liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.
  • Dùng chiết xuất lá Ginkgo biloba trong 12 năm có thể giúp cải thiện tổn thương thị lực ở một số người bị bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, Ginkgo biloba không ngăn chặn tăng nhãn áp nếu chỉ dùng trong 4 tuần.
  • Đau chân khi đi bộ do lưu lượng máu kém (bệnh mạch máu ngoại biên). Một số bằng chứng cho thấy dùng chiết xuất lá Ginkgo biloba có thể giúp người bệnh không bị đau chân khi đi bộ. Dùng Ginkgo cũng có thể làm giảm nguy cơ phẫu thuật. Tuy nhiên, những người có tình trạng này có thể cần dùng Ginkgo biloba trong ít nhất 24 tuần trước khi thấy sự cải thiện.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Uống chiết xuất lá Ginkgo biloba có vẻ làm giảm đau vú và các triệu chứng khác liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt từ ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt và đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau.

Ginkgo biloba có tác dụng phụ không

Ginkgo biloba an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng ở liều lượng thích hợp (liều dùng theo hướng dẫn trên từng sản phẩm).Tuy nhiên, nếu dùng Gingko biloba ở liều cao liên tục hoặc liều rất cao có thể gây ra:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Phản ứng dị ứng da

Một số trường hợp đặc biệt

– Mang thai và cho con bú: Ginkgo biloba có thể không an toàn để uống khi mang thai. Nó có thể gây sinh non hoặc chảy máu thêm trong khi sinh nếu sử dụng gần thời điểm sinh. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng Ginkgo trong quá trình cho con bú. Không sử dụng Ginkgo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

– Trẻ sơ sinh và trẻ em: chiết xuất lá Ginkgo biloba có thể an toàn khi uống trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn đừng để trẻ em ăn hạt Ginkgo vì trẻ có thể bị co giật và tử vong.

– Rối loạn chảy máu: Ginkgo có thể làm cho tình trạng rối loạn chảy máu tồi tệ hơn. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, đừng dùng Ginkgo.

– Tiểu đường:

Ginkgo có thể can thiệp vào việc quản lý bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường, theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ.

– Co giật: Nhiều chuyên gia lo ngại Ginkgo có thể gây co giật. Nếu bạn đã từng bị co giật, đừng dùng Ginkgo.

– Thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Ginkgo có thể gây thiếu máu trầm trọng ở người bị thiếu hụt enzyme G6PD. Cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn, bạn cần sử dụng thận trọng hoặc tránh sử dụng Ginkgo nếu bạn bị thiếu G6PD.

– Vô sinh: Việc sử dụng Ginkgo có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Thảo luận về việc sử dụng Ginkgo với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn đang cố gắng mang thai.

– Phẫu thuật: Ginkgo có thể làm chậm đông máu, do đó có thể gây chảy máu thêm trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng Ginkgo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Như vậy, Ginkgo biloba là thảo dược có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không phải là thần dược và không lành tính hoàn toàn. Vì vậy, để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bạn, bạn hãy dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tránh tự tiện sử dụng ở liều cao, kéo dài.

Tổng hợp: Dược sĩ Bùi Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM SẢN PHẨM HỖ TRỢ SỨC KHỎE CÓ GINKGO BILOBA CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y

Ích trí kiện não CM8

Seduta Plus

Định tâm an giấc

Bài Viết Liên Quan