NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY CỦA CỐM DẠ DÀY AMIPROGAST TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG

Nguồn: Tạp chí Y Dược học quân sự – số 9/2015

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY CỦA CỐM DẠ DÀY AMIPROGAST TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG

Vũ Bình Dương*; Nguyễn Hoàng Ngân*; Hồ Bá Ngọc Minh* Nguyễn Trung Hiếu*; Phạm Văn Hiển*

Ngô Xuân Trình*; Ngô Thị Tuyết Mai*

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá tác dụng điều trị viêm loét dạ dày (VLDD) của cốm dạ dày amiprogast trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: đánh giá chế phẩm trên mô hình gây VLDD ở chuột cống trắng bằng indomethacin, có so sánh với thuốc tham chiếu omeprazole. Kết quả: cốm dạ dày liều 20 mg/kg và 40 mg/kg có tác dụng làm giảm thể tích dịch vị, độ axít tự do và độ axít toàn phần dịch vị, làm giảm tổn thương loét trên chuột cống trắng gây VLDD bằng indomethacin. Cốm dạ dày amiprogast thể hiện tác dụng đáp ứng theo liều, ở liều 4 g/kg có tác dụng tương đương với thuốc tham chiếu omeprazol liều 20 mg/kg. Kết luận: cốm dạ dày có tác dụng điều trị VLDD trên chuột cống trắng.

* Từ khóa: Cốm dạ dày amiprogast; Viêm loét dạ dày; Chuột cống trắng.

Research of Anti-Ulcerative Effect of Amiprogast Granula on Indomethacin-Induced Gastric Ulcer in Rats

Summary

Objectives: Evaluation of anti-ulcerative effect of amiprogast granula on indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Subjects and methods: Effect of amiprogast granula was evaluated on model of indomethacin-induced gastric ulcer in rats, compare to omeprazole. Results: Amiprogast granula in dose of 20 mg/kg and 40 mg/kg showed the effects on reducing gastric volume, total and free acidify, reducing ulcer on indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Anti-ulcerative effect of amiprogast granula increased follow dose levels, in dose of 4 g/kg showed the effect equally to omeprazole 20 mg/kg. Conclusion: Amiprogast granula showed clearly anti-ulcerative effect on indomethacin-induced gastric ulcer in rats.

* Key words: Amiprogast granula; Gastric ulcer; Rats.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày, hành tá tràng là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Theo Phạm Khuê, khoảng 6 – 7% có triệu chứng loét dạ dày, tá tràng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và dễ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu hay thủng, ung thư dạ dày… Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc, vị thuốc nguồn gốc đông y được ứng dụng trong điều trị và cải thiện triệu chứng lâm sàng. Học viện Quân y đã nghiên cứu bào chế thành công cốm dạ dày từ các dược liệu sẵn có trong nước (Dự án cấp Nhà nước mã số DAĐL 2010/12). Các loại dược liệu này đã được sử dụng làm thuốc điều trị VLDD theo kinh nghiệm dân gian. Thực tế đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước công bố về tác dụng điều trị VLDD. Để có cơ sở khoa học về tác dụng của cốm dạ dày, làm cơ sở đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành: Đánh giá tác dụng điều trị VLDD của cốm dạ dày amiprogast trên động vật thực nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.
  • Chế phẩm nghiên cứu:

– Sản phẩm cốm dạ dày amiprogast gồm: Mai mực, Khương hoàng, Hương phụ, Cam thảo bắc, Hoài sơn, Chỉ xác, Mật ong do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng sản xuất thuốc, Học viện Quân y sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở. Thuốc được pha trong dung dịch 0,1% Tween 80 cho chuột uống.

  • Thuốc tham chiếu omeprazole, thuốc gây loét indomethacin được nghiền nhỏ và hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80 cho chuột uống .
  • Động vật nghiên cứu:
  • Chuột cống trắng 8 tuần tuổi, dòng Wistar, không phân biệt giống, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, cân nặng mỗi con tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm 200 ± 20

Động vật thí nghiệm do Ban Cung cấp Động vật thí nghiệm, Học viện Quân y

cung cấp, nuôi dưỡng trong phòng nuôi động vật thí nghiệm ít nhất một tuần trước khi tiến hành thí nghiệm. Động vật ăn thức ăn theo tiêu chuẩn thức ăn cho động vật nghiên cứu, nước sạch đun sôi để nguội uống tự do. Hàng ngày theo dõi ghi chép diễn biến kết quả thí nghiệm.

  • Thiết bị nghiên cứu:
  • Kính hiển vi soi nổi Luxeo 2S (Labomed, Mỹ).
  • Bộ dụng cụ mổ động vật cỡ nhỏ, kim cho chuột uống thuốc và các dụng cụ thí nghiệm khác.
  • Hóa chất nghiên cứu:
  • Dung dịch chuẩn độ NaOH 0,1N.
  • Các thuốc thử toper và
  • Một số hóa chất khác.

2.  Phương pháp nghiên cứu.

Theo phương pháp nghiên cứu của Kim và CS (2011) [3], có sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Chuột cống trắng dòng Wistar, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, chia ngẫu nhiên thành 7 lô (mỗi lô 10 con). Cho chuột nhịn đói trong 24 giờ, nước uống  tự do. Chuột ở lô 1 uống dung môi (dung dịch 0,1% Tween 80), chuột từ lô 2 đến lô 5 được gây loét bằng cách cho uống indomethacin liều 25 mg/kg thuốc (hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80). Thể tích cho uống 5 ml/kg cân nặng.

Sau 30 phút, cho chuột uống thuốc (omeprezole, cốm dạ dày) hoặc dung môi (dung dịch 0,1% Tween 80) với thể tích uống 5 ml/kg cân nặng. Cụ thể:

+ Lô 1 (chứng sinh lý): uống dung dịch 0,1% Tween 80.

+ Lô 2 (chứng gây loét): uống dung dịch 0,1% Tween 80.

+ Lô 3 (thuốc tham chiếu): uống omeprazole liều 20 mg/kg (hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80).

+ Lô 4 (amiprogast liều 1): uống cốm dạ dày liều 2 g/kg (hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80).

+ Lô 5 (amiprogast liều 2): uống cốm dạ dày liều 4 g/kg (hòa tan trong dung dịch 0,1% Tween 80).

Tiếp tục chờ sau 6 tiếng, gây mê bằng ether và giết chuột. Bộc lộ và thắt đoạn cuối thực quản, sau đó cô lập dạ dày ra khỏi cơ thể chuột. Cắt mở dạ dày dọc theo bờ cong lớn. Lấy lượng dịch chứa bên trong dạ dày vào ống ly tâm có chia độ để đo thể tích, pH, axít tự do và axít toàn phần của dịch vị. Rửa sạch bề mặt dạ dày bằng dung dịch nước muối lạnh để đánh giá mức độ loét.

  • Chỉ tiêu đánh giá về chức năng bài tiết dịch vị trong dạ dày:

Ly tâm dịch chứa bên trong dạ dày, thu lấy phần dịch trong để xác định thể tích, pH và độ axít của dịch vị.

  • Thể tích dịch vị tính theo 100 g cân nặng: đo thể tích dịch vị từng chuột cống trắng, tính theo 100 g cân nặng. Lấy trị số trung bình của từng lô để so sánh.
  • pH dịch vị: đo bằng máy đo
  • Xác định độ axít dịch vị: độ axít tự do và độ axít toàn phần được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axít – base, dùng dung dịch NaOH 0,01N. Xác định  độ axít tự do bằng chuẩn độ NaOH cho tới khi thuốc thử toper chuyển màu cam. Tiếp tục chuẩn độ cho tới khi thuốc thử phenolphthalein chuyển màu hồng. Tổng lượng NaOH dùng chuẩn độ được dùng để tính độ axít toàn phần.
  • Chỉ tiêu đánh giá tổn thương loét:
  • Tính chỉ số loét: bằng phương pháp cho điểm được Kulkarni mô tả  (2002). Cụ thể: niêm mạc dạ dày màu sắc bình thường: 0 điểm; niêm mạc dạ dày xung huyết đỏ: 0,5 điểm; chấm loét nhỏ (< 3 mm): 1 điểm; 1,5 điểm cho vệt xuất huyết; vết loét kích thước từ 3 – 5 mm: 2 điểm; cho vết loét kích thước > 5 mm: 3 điểm. Trị số trung bình của số điểm đánh giá loét ở các chuột trong mỗi lô được tính là chỉ số loét của lô nghiên cứu.
  • Tỷ lệ giảm loét: tính theo công thức:

(AC – AT)

I (%) =                       x 100 (%) AC

Trong đó, I (%) là phần trăm giảm loét; Ac: trị số trung bình diện tích loét niêm mạc dạ dày của các chuột ở lô chứng; AT: trị số trung bình diện tích loét niêm mạc dạ dày chuột ở lô thuốc.

  • Xử lý số liệu:

Xử lý số liệu theo các phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

  1. Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên chỉ tiêu đánh giá về chức năng bài tiết dịch vị.

Bảng 1: Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên thể tích, pH, độ axít tự do và độ axít toàn phần của dịch vị (X ± SD; n = 10).

 

Lô nghiên cứu

Thể tích dịch vị (ml/100 g)  

pH dịch vị

Độ axít tự do (Meq/l/100 g) Độ axít toàn phần (Meq/l/100 g)
Chứng sinh lý 1,71 ± 0,07 3,38 ± 0,28 9,65 ± 1,01 21,97 ± 1,40
Chứng gây loét 2,15 ± 0,31* 1,47 ± 0,33** 14,35 ± 1,92** 33,41 ± 1,99**
Thuốc tham chiếu 1,59 ± 0,19Δ 4,46 ± 0,31ΔΔ 6,17 ± 0,95ΔΔ 12,80 ± 1,60ΔΔ
Amiprogast liều 1 1,80 ± 0,14Δ 3,64 ± 0,29ΔΔ¥ 9,45 ± 1,18ΔΔ¥ 18,88 ± 1,95ΔΔ¥
Amiprogast liều 2 1,68 ± 0,08Δ 4,15 ± 0,37ΔΔ 7,07 ± 0,85ΔΔ 16,03 ± 1,99ΔΔ

(- Khác biệt so với lô chứng sinh lý (lô 1) *: p ≤ 0,05; **: p ≤ 0,01

  • Khác biệt so với lô chứng gây loét (lô 2) Δ: p ≤ 0,05; ΔΔ: p ≤ 0,01
  • Khác biệt so với lô thuốc tham chiếu (lô 3) ¥: p ≤ 0,05; ¥¥: p ≤ 0,01
  • Khác biệt so với lô amiprogast liều 1 (lô 4): p ≤ 0,05).
  • So với lô chứng sinh lý, các chỉ số thể tích dịch vị, độ axít tự do và độ axít toàn phần dịch vị của lô chứng gây loét tăng cao có ý nghĩa thống kê; pH dịch vị giảm có ý nghĩa thống kê. Thuốc indomethacin gây tăng tiết dịch vị và axít dịch vị.
  • So với lô chứng gây loét, các chỉ số thể tích dịch vị, độ axít tự do và độ axít toàn phần dịch vị của các lô dùng omeprazole và lô dùng cốm dạ dàyđều giảm có ý nghĩa thống kê; pH dịch vị tăng có ý nghĩa thống kê. Omeprazole và cốm dạ dày ở các mức liều đã dùng đều có tác dụng làm giảm tăng thể tích và axít dịch vị gây ra do
  • So với lô thuốc tham chiếu, chỉ tiêu đánh giá về chức năng bài tiết dịch vị ở lô

cốm dạ dày amiprogast liều 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cốm dạ dày amiprogast ở mức liều 2 (4 g/kg cân nặng) có tác dụng tương đương so với lô thuốc tham chiếu omeprazole liều 20 mg/kg cân nặng về chức năng bài tiết dịch vị.

  • Tác dụng làm giảm tăng tiết dịch vị và axít dịch vị gây  ra  do  indomethacin ở lô amiprogast liều 1 (2 g/kg cân nặng) thấp hơn so với  lô  cốm  dạ  dày  liều  2 (4 g/kg cân nặng) và lô thuốc tham chiếu omeprazole liều  20 mg/kg  cân  nặng (p < 0,05). Kết quả này chứng tỏ amiprogast thể hiện mức độ tác dụng phụ thuộc vào liều dùng.

2.  Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên các chỉ tiêu đánh giá tổn thương loét.

Bảng 2: Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên tổn thương loét niêm mạc dạ dày.

 

Lô nghiên cứu

 

Chỉ số loét

Diện tích ổ loét trung bình (mm2)  

% giảm loét

Chứng sinh lý 0 0
 

Chứng gây loét

5,12 ±

1,64

16,30 ±

1,97

 

 

Thuốc tham chiếu

1,32 ±

0,88ΔΔ

5,79 ±

1,73ΔΔ

64,49

%

 

Amiprogast liều 1

2,39 ±

0,80ΔΔ¥

8,34 ±

2,69ΔΔ¥

 

48,82%

 

Amiprogast liều 2

1,72 ±

0,64ΔΔΩ

6,96 ±

2,86ΔΔΩ

 

57,30%

 

(- Khác biệt so với lô chứng gây loét  (lô 2) Δ: p ≤ 0,05; ΔΔ: p ≤ 0,01.

  • Khác biệt so với lô thuốc tham chiếu (lô 3) ¥: p ≤ 0,05; ¥¥: p ≤ 0,01.
  • Khác biệt so với lô amiprogast liều 1 (lô 4): p ≤ 0,05).
  • Lô chứng sinh lý không thấy có tổn thương loét, chỉ số loét và diện tích ổ loét trung bình bằng
  • Indomethacin gây loét rõ niêm mạc dạ dày chuột. Chỉ số loét ở lô chứng gây loét là 5,12 mm2; diện tích ổ loét trung bình 16,30 mm2.
  • So với lô chứng gây loét, chỉ số loét và diện tích ổ loét trung bình ở các lô

dùng thuốc tham chiếu và cốm dạ dày amiprogast đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tỷ lệ giảm loét ở các lô đạt từ 48,82% (lô amiprogast liều 1) đến 64,49% (lô thuốc tham chiếu).

  • So với lô thuốc tham chiếu, chỉ số loét và diện tích ổ loét trung bình ở lô cốm dạ dày liều 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cốm dạ dày amiprogast ở mức liều 2 (4 g/kg cân nặng) có tác dụng giảm loét do indomethacin gây ra tương đương so với lô thuốc tham chiếu omeprazole liều 20 mg/kg cân nặng.
  • Sự khác biệt có ý  nghĩa  thống kê (p < 0,05) khi so sánh chỉ số loét và diện tích ổ loét trung bình ở các lô, thuốc B liều 1, liều 2 so với thuốc tham chiếu. Kết quả này chứng tỏ tác dụng làm giảm loét do indomethacin gây ra ở lô cốm dạ dày amiprogast liều 1 (2 g/kg cân nặng), lô thuốc B liều 1 (2 g/kg cân nặng) và liều 2 (4 g/kg cân nặng) thấp hơn so với lô thuốc tham chiếu omeprazole liều 20 mg/kg cân nặng.
  • Chỉ số loét và diện tích ổ loét trung bình ở lô cốm dạ dày amiprogast liều 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô cốm dạ dày amiprogast liều 2 và lô thuốc tham chiếu (p < 0,05). Tác dụng làm giảm loét của cốm dạ dày thể hiện đáp ứng theo mức liều.

 

KẾT LUẬN

Trên mô hình gây VLDD ở chuột cống trắng bằng indomethacin, kết quả cho thấy:

  • Cốm dạ dày amiprogast thể hiện rõ tác dụng điều trị VLDD thông qua chỉ tiêu về chức năng bài tiết dịch vị và chỉ tiêu đánh giá tổn thương loét. Tác dụng của cốm dạ dày amiprogast liều 4 g/kg cân nặng tương đương với tác dụng của thuốc tham chiếu ameprazole liều 20 mg/kg cân nặng.
  • Cốm dạ dày thể hiện tác dụng đáp ứng theo liều. Lô dùng cốm dạ dày amiprogast mức liều 2 g/kg cân nặng thể hiện tác dụng thấp hơn lô dùng cốm dạ dày amiprogast liều 4 g/kg cân nặng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bệnh loét dạ dày tá tràng. Cẩm nang điều trị nội khoa. 2000, 507-513.
  2. Michele Woodleys, Alison Whelan . GS Phạm Khuê chủ biên.
  3. Kim, Jeong-Hwan, Byung-Woo Kim, Hyun-Ju Kwon, Soo-Wan Nam. Curative effect of selenium against indomethacin-induced gastric. Ulcersin Rats J Microbiol Biotechnol. 2011, 21 (4), 400-404.
  4. H Gerhard Vogel. Drug discovery and evaluation: Pharmacological Assays. Springer. 2008.
  5. Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of Herbal medicines. ROWP. Manila, Philippines. 1993.

Bài Viết Liên Quan