CÁCH LÀM GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA HOÁ TRỊ, XẠ TRỊ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ BẰNG GLUTAMINE ACTIVE

Thaoduoc24h/02.11.2021

CÁCH LÀM GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA HOÁ TRỊ, XẠ TRỊ

ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ BẰNG GLUTAMINE ACTIVE

Để điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp trên. Tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị luôn khiến cho bệnh nhân phải lo lắng như nôn ói, viêm lở niêm mạc miệng – thực quản gây đau, gây khó nuốt, khô miệng, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, mệt mỏi… Đôi khi bệnh nhân do ăn uống kém, sụt cân suy dinh dưỡng nặng nên bác sĩ buộc phải ngắt quãng hoặc dừng liệu trình điều trị.

CÁCH GIẢM NHẸ TÁC DỤNG PHỤ CỦA HÓA TRỊ BẰNG BIỆN PHÁP THÔNG THƯỜNG:

  1. Giảm bạch cầu hạt (tác dụng phụ nặng của hoá trị)

Nếu bạch cầu hạt < 1000/ml, bệnh nhân được xem là giảm bạch cầu hạt. Khi đó nguy cơ nhiễm trùng ở các bệnh nhân này rất cao.

Cách giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị:

  • Ăn thực phẩm bảo đảm vô khuẩn như trứng, sữa tiệt khuẩn. Không dùng mật ong rừng. Nên dùng rau trái cây tươi, và mua nguyên trái hoặc nguyên bắp.
  • Chế biến: rửa tay sạch trước khi chế biến và khi ăn. Rau, trái cây phải được rửa sạch và xử lý bằng ozon.
  • Không dùng dao thái thức ăn sống để thái thức ăn chín.
  • Ăn thức ăn mới chế biến và thức ăn phải được bảo quản lạnh.
  • Ăn thực phẩm giúp:

–  Tăng bạch cầu hạt: gừng, thực phẩm giàu kẽm như hàu, rau thơm, bí đỏ, hạt bí, nấm hương…

–  Tăng miễn dịch cơ thể như thực phẩm giàu phytonutrients như trái cây, rau màu vàng cam, xanh đậm (dưa hấu, cà rốt, cam, rau bó xôi), thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu…

  1. Mệt mỏi: (tình trạng mệt, cảm thấy không đủ sức làm một công việc gì)

Ngoài tác dụng phụ của hóa trị, bệnh nhân ung thư bị mệt mỏi có thể do ăn kém, ngủ không đủ, giảm bạch cầu hạt.

Cách giảm nhẹ triệu chứng:

  • Vận động nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày như đi bộ.
  • Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ, có thể ngủ 3-4 giấc mỗi ngày thay vì một giấc ngủ dài.
  • Ăn thức ăn giàu năng lượng và đạm. Ví dụ, thay vì uống nước cam thì nên uống sinh tố trái cây xay với yaourt, sữa đặc có đường. Hay ăn trái cây kèm các loại hạt.
  1. Nôn, buồn nôn: tình trạng này có thể kéo dài vài ngày sau điều trị.

Cách giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị

  • Ăn thành 6-8 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Ăn từng ít một, ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Uống từng ngụm nhỏ nước hay nước trái cây (táo, dâu, sô-đa), ăn kem. Nên ngồi hay giữ tư thế đầu cao 1 giờ sau ăn, uống.
  • Nên ăn thức ăn khô như bánh quy, trái cây khô; ăn thực phẩm ít mùi, thức ăn tươi ướp lạnh thay vì ăn thức ăn nóng, cay.
  • Tránh thức ăn chiên, quá ngọt. Không nên ăn trong phòng kín, nóng, có nhiều mùi thức ăn.
  • Ngậm kẹo bạc hà hay chanh nếu cảm thấy khó chịu. Có thể uống ít trà gừng hay nhai ít củ gừng. Có thể uống vitamin B6 20-50 mg/ngày.
  • Nên trở lại gặp bác sĩ điều trị nếu ói 4-5 lần/ngày.
  • Ngưng rượu, thuốc lá, cà phê. Không uống các loại thuốc kháng viêm, đa sinh tố-khoáng có sắt hay viên sắt.
  • Sau khi ói nên súc miệng bằng nước muối-sô đa: 1 ly nước pha với ¼ muỗng cà phê gạt muối và ¼ muỗng cà phê gạt muối NaHCO3.
  1. Dị cảm, chán ăn (Tác dụng phụ thường gặp trong hoá trị):

Bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng, lạt, hay có vị sắt trong miệng, chán ăn. Đôi khi bệnh nhân trở nên ghét thực phẩm lâu nay vẫn ưa thích.

Cách giảm nhẹ triệu chứng:

  • Chứa đựng thức ăn trong tô chén làm bằng thủy tinh, men sứ, tránh dùng các dụng cụ làm bằng kim loại.
  • Ăn rau trái cây tươi có vị chua như thơm, bưởi, cam quýt. Ăn thử thức ăn có vị mới, giàu gia vị như tiêu, ớt, tỏi, hành… Có thể cải thiện vị giác bằng cách tăng vị ngọt đối với món mặn; thêm vị mặn, chua vào món ăn ngọt; thêm vị ngọt vào thức ăn có vị đắng. Có thể giảm cảm giác về mùi vị thức ăn bằng cách dùng ống hút hay chọn thức ăn không cần nấu nướng như sinh tố, nước ép trái cây… Nếu ghét mùi thịt cá, có thể thay bằng đậu hũ, rong biển, sữa, phô mai, yaourt…
  • Ngậm kẹo bạc hà, kẹo chanh.
  • Đánh răng sạch mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối-sô đa: 1 ly nước pha với ¼ muỗng cà phê gạt muối và ¼ muỗng cà phê gạt muối NaHCO3.
  • Duy trì vận động nhẹ trước bữa ăn có thể kích thích sự thèm ăn.

CÁCH GIẢM NHẸ TÁC DỤNG PHỤ CỦA HÓA TRỊ BẰNG SẢN PHẨM GLUTAMINE ACTIVE CHUYÊN BIỆT CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

cách hạn chế tác dụng phụ của hóa trị glutamine active

Với thành phần cấu tạo bao gồm L-Glutamine 250mg, Glutathione 150mg, Betacarote 2mg, Vitamine E  5mg, Vitamine C  10mg, Kẽm Gluconat 5mg, Selen 20mcg tạo nên tác dụng hiệp đồng chống oxy hóa, chính là yếu tố khác biệt giúp xây dựng hàng rào miễn dịch tự nhiên chủ động bảo vệ cơ thể. Sử dụng trong các trường hợp sau :

  1. Các trường hợp bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị, xạ trị : Glutamine Active giúp bảo vệ tế bào bình thường tránh được tổn thương do bức xạ ion hóa và tác dụng độc của hóa trị liệu.
  2. Các trường hợp cần thải độc gan, thải độc cơ thể do sử dụng rượu bia hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại : Glutamine Active giúp thúc đẩy sự đào thải alcol, andehit, chất độc hại tích lũy trong gan và trong cơ thể qua phân và nước tiểu.

Liều dùng :

  • Trẻ 6-12 tuổi : uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn : uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày
  • Sử dùng đều đặn 3-6 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

chuyên gia tư vấn sử dụng glutamine active tăng cường miễn dịch chống virus

Bài Viết Liên Quan