Thuốc Đông y?
Đối tượng sử dụng của thuốc Đông y hay thuốc Tây đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục tiêu của cả hai nền y học Đông y hay Tây y đều là bảo vệ sức khỏe và tìm kiếm những biện pháp chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa nên đã hình thành những quan niệm về bệnh tật, những hệ thống lý luận và phương pháp vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, … hết sức khác nhau.
Từ thuở sơ khai văn minh phương Tây, sự hưng khởi của đế quốc La Mã đã gắn liền với những cuộc chinh phạt liên tiếp. Nhờ tiêu diệt hàng loạt các bộ tộc và quốc gia khác, La Mã đã trở thành một đế chế hưng thịnh trong thời cổ đại. Trong thời Trung Cổ, Thập tự chinh của Thiên Chúa giáo cũng là cuộc chiến tranh tôn giáo khốc liệt nhằm tiêu diệt những người dị giáo … Hình thành trong cái nôi văn hóa đó nên phương thức chữa trị bệnh của Tây y cũng có tính đối kháng hết sức rõ ràng.Thuốc Tây – tức thuốc hóa dược hay tân dược, phần lớn là những thứ có tính “đối kháng” như “diệt nấm”, “sát khuẩn”, “kháng viêm”, “chống xơ vữa”, “tiêu trừ u bướu”, … Phát minh thuốc kháng sinh là thành công rực rỡ của nền y học đối kháng. Nhờ nó hàng loạt bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như thương hàn, dịch tả, dịch hạch, viêm não, … đã bị chế phục. Tuy nhiên hiện nay bên cạnh những tác dụng có lợi cho con người thì thuốc Tây luôn ẩn chứa những tác dụng phụ hay những tác dụng không mong muốn khi sử dụng. Đặc biệt các tác dụng không mong muốn này càng trầm trọng hơn khi người bệnh phải sử dụng thuốc Tây kéo dài.
Trái ngược với văn hóa phương Tây, văn hóa phương Đông coi trọng “cân bằng” và “điều hòa”. “Trung dung” – tức cân bằng giữa hai thái cực, được người xưa tôn vinh là tiêu chuẩn tối cao trong triết lý tu thân của bậc quân tử. Trong quan hệ với thiên nhiên, phương Đông không chủ trương chế phục mà hướng tới sự hòa hợp – “thiên nhân hợp nhất”. Vì vậy, khi sử dụng thuốc Đông Y có thể dùng lâu dài mà ít gặp phải tác dụng phụ. Chính vì vậy, hiện nay con người ngày càng có xu hướng quay về sử dụng thuốc Đông Y với những bệnh mạn tính. Những phương thuốc chữa bệnh từ Đông y đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất tốt cho sức khỏe. Vậy thuốc Đông y – thảo dược thiên nhiên có những ưu điểm gì cho sức khỏe?
– Hiệu quả đầu tiên đó là tác dụng tin cậy, ít tác dụng phụ:
- Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được trải nghiệm lâu đời. Các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ, các bài thuốc độc hại hay thiếu an toàn đều sẽ bị đào thải. Các bài thuốc còn được sử dụng đến ngày nay đều đã được chứng minh sự an toàn và tác dụng qua hàng nghìn năm.
- Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vị thuốc này có tác hại rất thấp hoặc không có, có tác dụng tương đối bình hòa: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của thuốc Đông y- những vị thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.
- Nhiều bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng lại âm dương. Ngoài công dụng chính là chữa những bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được những căn bệnh cấp tính, nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà nền y học hiện nay cũng chưa thể giải thích được.
– Hiệu quả thứ hai đó là các thuốc Đông y là các thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Ngoài những kiến thức về y học cổ truyền được đào tạo, các kinh nghiệm và các bài thuốc gia truyền trong dân gian có ý nghĩa to lớn trong chăm sóc sức khỏe: “Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhược điểm của các bài thuốc này khi sử dụng thì rất vất vả, không tiện như các loại thuốc Tây. Do đó, xu hướng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ sản xuất hiện nay là việc cần thiết. Các bài thuốc được bào chế sẵn hay thuốc có dạng viên nén, viên nang có nguồn gốc thảo dược mang lại sự tiện dụng cho người dùng.