CỐM BỔ TỲ – Viện YHCT Trung ương

Giảm giá!
CỐM BỔ TỲ - Viện YHCT Trung ương
CỐM BỔ TỲ – Viện YHCT Trung ươngCỐM BỔ TỲ – Viện YHCT Trung ươngCỐM BỔ TỲ – Viện YHCT Trung ương
  • Giá thị trường: 105.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 95.000 đ
  • Thương hiệu: Viện y học cổ truyền trung ương
  • Bào chế: Hộp 10 gói x 10 gram

Ích khí, kiện tỳ, tiêu thực

Dùng trong trường hợp trẻ em chán ăn, còi xương, suy dinh dưỡng


Số lượng

CỐM BỔ TỲ – Viện YHCT Trung ương

Ích khí, kiện tỳ, tiêu thực

Dùng trong trường hợp trẻ em chán ăn, còi xương, suy dinh dưỡng

Thành phần của Cốm bổ tỳ – Viện yhct TW

Bạch biển đậu                   3,5g

Ý dĩ                                    3,5g

Hoài sơn                            3,5g

Đẳng sâm                          3,5g

Liên nhục                          1,75g

Mạch nha                         1,75g

Sa nhân                             0,7g

Trần bì                               0,7g

Tá dược vđ

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu là dạng dây leo, dài 4-5m, sống nhiều năm nhưng thường chỉ trồng 1 năm. Thân hình trụ, hơi có lông. Lá kép, mọc so le, hình thoi cụt đầu hoặc tù ở gốc, có mũi nhọn. Loại cây này được trồng khắp nơi, ở nông thôn hay trồng nó leo lên cây sung hoặc hàng rào gìan hoa. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt của cây bạch biển đậu. Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép, là tốt. Theo Đông y bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ôn, không độc. Dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc, trúng độc do nhân ngôn. Một tác giả đời đường nói ăn bạch biển đậu bổ ngũ tạng, chữa nôn oẹ, ăn luôn tóc không bạc.

Ý dĩ

Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa, ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Ý dĩ là giống cây nhiệt đới, ưa ẩm, mọc hoang hoặc trồng ở bờ nước, bãi, ruộng ven sông. Bộ phận dùng chủ yếu của ý dĩ là nhân hạt. Ý dĩ được thu hoạch khi quả chín già, cắt cả cây về đập lấy quả, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Trong y học cổ truyền, hạt ý dĩ là vị thuốc lợi thấp, có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, lợi về kinh tỳ, vị, can, phế, đại tràng; có công hiệu kiện tỳ hóa thấp, trừ phong thấp, thanh nhiệt độc, trừ mủ, phù hợp với các bệnh phù nề, cước khí, tiểu tiện bất lợi, tê thấp co gân, tỳ hư, tiêu chảy…

Hoài sơn

Hoài sơn là cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng. Củ mài mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài. Hài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.

Đẳng sâm

Đẳng sâm có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, thuộc họ Hoa chuông. Đảng sâm là một loài cây thân cỏ dây leo sống lâu năm, rễ củ. Đẳng sâm là một loại cây thuốc quý. Dược liệu sống lâu năm, chúng xuất hiện với dạng thân cỏ, leo bằng thân quấn. Dược liệu thường có một rễ trụ mà không xuất hiện rễ phân nhánh, càng về phía đuôi càng nhỏ. Lúc tươi rễ có màu trắng, rễ sẽ chuyển sang màu vàng khi khô. Rễ là bộ phận dùng làm thuốc của cây Đẳng sâm. Dược liệu này được dùng làm thuốc bổ, chữa các chứng tiêu phân sống lỏng nát, ăn không tiêu, tiếng nỏi nhỏ bé, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay yếu mỏi, thở ngắn, hay mỏi mệt, phế hư sinh ho, hay khát.

Liên nhục

Vị thuốc Liên nhục là hạt sen còn màng mỏng của quả già đã phơi hay sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn., họ Sen – Nelumbonaceae). Hạt sen là vị thuốc liên nhục trong dược điển được mô tả có hình giống trái xoan. Khi bóc lớp màng nâu bên ngoài Liên nhục sẽ thấy hạt có hai lá mầm bằng nhau, hai lá mầm này xếp úp vào nhau, có màu trắng ngà, và chứa rất nhiều tinh bột. Lấy hạt sen đem ngâm nước rồi ủ mềm, loại bỏ tâm san rồi phơi hay sấy cho khô. Liên nhục theo các ghi chép cổ có vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh là tâm, thận, tỳ, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh, an thần.

CỐM BỔ TỲ - Viện YHCT Trung ương

Công dụng Cốm bổ tỳ

–  Có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu thực

–  Dùng cho trẻ em ỉa chảy kéo dài thể tỳ hư, kém ăn, người gầy, da xanh, suy dinh dưỡng.

Cách sử dụng

–  Người lớn: Ngày uống 3-6 gói.

–  Trẻ em : Ngày uống 1- 3 gói.

Hãm với nước sôi để uống.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói x 10 gr

Sản phẩm của: Viện Y học Cổ truyền Trung Ương

Số 29 – Nguyễn Bỉnh Khiêm- TP Hà Nội.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Giới thiệu nguồn gốc Cốm bổ tỳ

Ở nước ta, cạnh những thành tựu của Y học hiện đại (YHHĐ), Y học cổ truyền (YHCT) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phòng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ.Các phương pháp điều trị YHCT tỏ ra thích hợp với tiêu chảy cấp tính đơn thuần và cả tiêu chảy kéo dài.

Cốm bổ tỳ một chế phẩm của Bệnh viện YHCT Trung ương nghiên cứu và bào chế đã được sử dụng thường xuyên trên lâm sàng trong điều trị các trường hợp suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài ở trẻ em, đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu khẳng định tác dụng điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em vì vậy đề tài luận văn Thạc sĩ y học :  “Đánh giá tác dụng của Cốm bổ tỳ trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em” đã được tiến hành nghiên cứu. Kết quả đề tài đã chứng minh hiệu quả cao của Cốm bổ tỳ cho tiêu chảy kéo dài. Thuốc an toàn khi dùng cho trẻ.

CỐM BỔ TỲ - Viện YHCT Trung ương

MUA HÀNG TẠI THAODUOC24H.COM QUÝ KHÁCH ĐƯỢC ĐẢM BẢO

– Hàng chính hãng

– Mua sản phẩm mới nhất

– Vận chuyển nhanh

– Nhận hàng, kiểm tra sản phẩm chi tiết tại nhà

– Tư vấn khoa học với các chuyên gia Thạc sĩ Dược là giảng viên tại các trường Đại học Y Dược lớn

– Giá cả luôn hợp lý

– Đổi trả sản phẩm trong 15 ngày theo chính sách đổi trả

HOTLINE 24/7 THẠC SĨ DƯỢC TRỰC TIẾP TƯ VẤN  

 097459 0463 / 0243 9961055

 

THAODUOC24H.COM VỚI HƠN 6 NĂM PHÁT TRIỂN CHÚNG TÔI CAM KẾT

PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG UY TÍN – TẬN TÂM – TRUNG THÀNH

 

Bài Viết Liên Quan