HƯƠNG SA LỤC QUÂN – YHCT HCM

Giảm giá!
Hương xa lục quân 2Hương xa lục quân 3
  • Giá thị trường: 95.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 92.000 đ

    Tên sản phẩm: HƯƠNG SA LỤC QUÂN

    Quy cách đóng gói: 1 lọ – 100 viên bao đường

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM

    Địa chỉ: 179-187Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Tp.HCM

    Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất

    Số lượng

    HƯƠNG SA LỤC QUÂN – YHCT HCM

    Bài thuốc hữu hiệu cho người hay bị đau bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa

    Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về YHCT của thành phố và là bệnh viện tuyến cuối về YHCT ở các tỉnh phía Nam. Ngoài công tác khám chữa bệnh, bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh còn là cơ sở nghiên cứu khoa học về Y dược cổ truyền với nhiều công trình nghiên cứu cấp cơ sở, cấp thành phố và cấp Bộ Y tế. Nhiều kết quả nghiên cứu có hiệu quả cao được ứng dụng rộng rãi.

    Và một trong những thành quả nghiên cứu của các y bác sĩ tại Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM là sản phẩm Hương sa lục quân. Sản phẩm dùng cho những trường hợp đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng chức năng).

    Thông tin sản phẩm

    Tên sản phẩm: HƯƠNG SA LỤC QUÂN

    Quy cách đóng gói: 1 lọ – 100 viên bao đường

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM

    Địa chỉ: 179-187Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Tp.HCM

    Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất

    Thành phần

    Hương sa lục quân HCM gồm những thành phần được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên:

    Bán hạ chế ………………. 55 mg

    Ý dĩ ……………………….. 55 mg

    Hoài sơn ………………… 55 mg

    Trần bì …………………… 55 mg

    Hoắc hương ……………. 38 mg

    Sa nhân ………………….. 38 mg

    Mạch môn ……………… 18 mg

    Can khương …………… 4 mg

    Tá dược vừa đủ 1 viên

    Sa nhân

    Sa nhân có tên khoa học là Amomum vilosum lour và thuộc học Gừng (Zingiberaceae). Sa nhân là loại thực vật thuộc thân thảo, thường hay bị nhầm lẫn với cây riềng. Trong Đông y, thường sử dụng sa nhân tím hoặc sa nhân xanh để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, Sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ôn và quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận. Sa nhân có tác dụng hành khí, hóa thấp, an thai, kháng khuẩn, giảm đau. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để trị các chứng đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, trị tiêu chảy,… Hiện tại Sa nhân chưa được nghiên cứu về các tác dụng dược lý hiện đại trong y học hiện đại.

    Mạch môn

    Mạch môn là một loại cây thân thảo thuộc họ Tóc tiên (Ruscaceae). Mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiện nay, mạch môn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi và được trồng để làm dược liệu. Củ mạch môn là bộ phận thường được sử dụng. Củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng và mang tính hàn, quy vào một số loại kinh như vị tân, thủ thái âm phế, kinh tâm. Theo Đông y, củ mạch môn có các tác dụng đối với cơ thể như: an thần, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. ích tinh, cường âm, tăng cân. Chủ trị một số bệnh như ho và ho ra máu, khô miệng, táo bón, ho có đờm.

    Can khương

    Can khương (gừng khô) có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe và thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Gừng tươi được gọi là Sinh khương; gừng nướng gọi là Ổi khương; vỏ gừng gọi là Bào khương. Can Khương được làm từ loại gừng lâu năm càng tốt. Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu. Can khương có vị cay, tính nhiệt, quy vào kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị. Có tác dụng làm ấm trừ hàn, chữa bụng đau, chân tay lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đầy trướng khó tiêu, ho suyễn, tứ chi lạnh. Theo y học hiện đại, Can khương có công dụng Ức chế thần kinh trung ương, hạ nhiệt, gảm đau và giảm ho, chống co thắt, chống nôn, chống viêm.

    Ý dĩ

    Trong y học cổ truyền, hạt ý dĩ được ghi chép có tính hàn giúp cơ thể thanh nhiệt bồi bổ tỳ phế. Vì vậy đây là nguồn lương thực giàu dinh dưỡng cũng đồng thời là vị thuốc trân quý.

    Hạt ý dĩ khá lành tính nên dùng trong nhiều bài thuốc cho trẻ nhỏ. Phụ nữ sau sinh muốn nâng cao chất lượng cùng số lượng sữa cũng có thể dùng hạt ý dĩ. Thêm vào đó một số khó khăn nhu khí hư, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ được ổn định khi dùng hạt ý dĩ.

    Trong một số tài liệu khác nhắc đến hạt bo bo thì có thể hiểu đó chính là tên gọi khác của hạt ý dĩ. Hạt này còn được dùng chữa các bệnh tiêu hóa, phong thấp kéo dài, sốt cao hay viêm khớp. Ngoài ra có một số sách cũ đã ghi lại công dụng giảm cân của hạt này.

    Bán hạ chế

    Cây bán hạ Việt Nam (bán hạ nam) còn được gọi là củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa, có tên khoa học là Typhonium trilobatum Schott, thuộc họ Ráy (Araceae).

    Bán hạ có tính năng nổi bật là táo thấp kiện tỳ để tiêu viêm, hòa vị giáng nghịch để cầm nôn, phàm là các chứng ho suyễn do tỳ thấp đàm thịnh và vị bất hòa gây nôn, thì bán hạ là thuốc chính để điều trị.

    Trong thực tế Bán hạ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc với công hiệu đã được ghi nhận.

    Công dụng của Hương sa lục quân

    Kiện tỳ vị, chấn thống.

    Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu.

    Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng chức năng).

    Cách sử dụng sản phẩm

    Người lớn: Uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 viên

    Trẻ em ≥ 6 tuổi: Uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 3-5 viên

    Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia có chuyên môn

    Cách bảo quản sản phẩm dung cách

    Để nơi khô ráo, thoáng mát

    Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30

    Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ

    Bài Viết Liên Quan