HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ HOÀN – Viện Y học cổ truyền Quân đội
Giúp hoạt huyết, trục ứ.
Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp. Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
THAODUOC24H.COM – NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH HÃNG
NƠI MUA HÀNG AN TOÀN, TIN CẬY
Nội dung
|
Giới thiệu sản phẩm Huyết phủ trục ứ hoàn viện y học cổ truyền Quân đội
“Huyết phủ trục ứ thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ sách “Y lâm cải thác” của Vương Thanh Nhâm, một danh y Trung Quốc đời nhà Thanh chuyên điều trị chứng huyết ứ.
Bài thuốc được nhiều tác giả nghiên cứu trên lâm sàng về tác dụng dược lý như: Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Công Thực (Viện Y học cổ truyền Quân đội). Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Bình, Lê Thanh Nhạn (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) và Lê Thị Kim Oanh (Viện Y dược học dân tộc TP.HCM). Các nghiên cứu cho thấy bài thuốc Huyết phủ trục ứ hoàn có tác dụng hoạt huyết tốt, ít tác dụng phụ.
Sản phẩm Huyết phủ trục ứ hoàn do Viện Y học cổ truyền Quân đội sản xuất được bào chế trên dây truyền hiện đại. Thuốc có chất lượng tốt, hiệu quả cao.
Thành phần Huyết phủ trục ứ hoàn viện y học cổ truyền Quân đội
Đào Nhân (0,72 gr) Sài hồ (0,72 gr)
Ngưu tất (0,72 gr) Sinh địa (0,72 gr)
Hồng hoa (0,72 gr) Chỉ xác (0,72 gr)
Cát cánh (0,72 gr) Xuyên khung (0,72 gr)
Đương quy (0,72 gr) Cam thảo (0,72 gr)
Xích thực (0,72 gr) Tá dược vừa đủ (0,72 gr)
Công dụng của các thành phần:
Đào Nhân
Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đại tràng, có tác dụng phá huyết, hành ứ, nhuận táo, hoạt trường.
Ngoài công dụng chữa ho, dược liệu này còn dùng làm thuốc điều kinh, cầm máu sau khi sinh. Đã có nghiên cứu cho thấy dược liệu này được dùng thay cho ergotin để làm co tử cung, tác dụng trên mạch máu của tử cung làm đông máu.
Theo ghi nhận, dược liệu này đã được sử dụng để chữa bế kinh, phong tỳ, ứ huyết sưng đau, tiêu thũng ở bụng dưới, thông kinh nguyệt, sát trùng. Ngoài ra, chúng còn chữa ho, hen suyễn, khó thở.
Sài hồ
An thần, giải nhiệt, ức chế vi khuẩn lao, kháng virus bại liệt, cúm và có tác dụng chống viêm tương tự corticoid.
Vị thuốc sài hồ giúp hạ mỡ máu, lợi mật và bảo vệ gan.
Nước sắc sài hồ làm tăng khả năng tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch trên động vật thực nghiệm.
Ngoài ra, nước sắc vị thuốc sài hồ còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, cầu khuẩn tan huyết, virus cúm, vi trùng sốt rét, virus gây viêm gan,…
Vị thuốc sài hồ cũng được sử dụng kết hợp với vị thuốc nhân sâm và cam thảo để kích thích chức năng tuyến thượng thận trên những bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid trong thời gian dài.
Ngưu tất
Chữa lên sởi có viêm họng
Trị chảy máu dạ con
Chữa bí tiểu cho người cao tuổi
Chữa bế kinh, đau bụng kinh
Trị rong kinh
Điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Chữa chảy máu cam
Chữa phong hàn tê thấp, viêm khớp, đau khớp, đau lưng, mỏi gối
Sinh địa
Dùng sinh địa với liều lượng nhỏ giúp co mạch máu, liều lượng lớn làm giãn mạch máu, có tác dụng lên tĩnh mạch và gây mê động vật thí nghiệm;
Khi dùng nước sắc sinh địa tiêm cho thỏ thì đường huyết giảm xuống;
Tác dụng cầm máu, ức chế vi khuẩn;
Tác dụng cường tim, hạ áp, lợi tiểu, bảo vệ gan, chống nấm, chống phóng xạ;
Tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không gây ức chế hoặc teo tuyến thượng thận.
Hồng hoa
Giúp máu lưu thông, trục máu cũ để thay máu mới.
Kinh nguyệt ứ trệ, bế tắc không ra được, đau bụng kinh.
Bụng đau do máu xấu không ra hết.
Trục thai chết lưu.
Sau sinh còn máu ứ trong tử cung gây đau trướng.
Té ngã, chấn thương gây ứ huyết, đau nhức.
Giải độc, dùng khi mụn nhọt sưng đau.
Chỉ xác
Thành phần chủ yếu trong dược liệu là Neohesperidin có tác dụng làm tăng huyết áp, cường tim nhưng không làm tăng nhịp tim
Nước thuốc của dược liệu có tác dụng tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, co mạch, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của huyết tương và cơ tim trong thí nghiệm với chuột nhắt
Làm tăng lưu lượng máu của động mạch vành, tăng lưu lượng máu đến não và thận. Tuy nhiên máu của động mạch đùi lại giảm
Nước sắc của dược liệu có tác dụng
ức chế cơ trơn ruột cô lập trong thí nghiệm với chuột lang, chuột nhắt và thỏ. Trong thí nghiệm với chó, nước sắc của dược liệu gây rò dạ dày, rò ruột. Tuy nhiên dược liệu lại có tác dụng hưng phấn. Điều này làm cho nhịp co bóp của dạ dày và ruột tăng. Đây cũng là cơ sở dược lý của thuốc giúp điều trị chứng dạ dày giãn, dạ dày sa xuống, sa trực trường, lòi lõm…
Tác động và làm giảm trương lực cơ trơn của ruột, làm tăng nhu động ruột, chống co thắt
Dược liệu Chỉ xác giúp điều chỉnh tốt chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý
Trong thí nghiệm ở thỏ, nước sắc dược liệu có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ khi chưa có thai hoặc có thai, không cô lập hoặc cô lập. Tuy nhiên ở tử cung chuột nhắt cô lập lại cho tác dụng khác là ức chế. Nhờ tác dụng hưng phấn tử cung, dược liệu có khả năng điều trị tốt chứng tử cung sa.
Cát cánh
Tác dụng nội tiết: nước được sắc từ dược liệu có khả năng làm giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt là đối với những con thỏ được gây tiểu đường nhân tạo.
Tác dụng chống nấm: nước sắc từ cây cát cánh có thể gây ức chế được hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da.
Saponin có trong thảo dược có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt, ức chế miễn dịch, chống viêm loét dạ dày và an thần.
Tác dụng đối với hệ hô hấp: sử dụng nước sắc cho mèo và chó đã được gây mê, người ta nhận thấy rằng niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Do vậy, cây thuốc cát cánh có khả năng làm long đờm và giảm ho hiệu quả.
Tác dụng chuyển hóa lipid: sử dụng nước sắc từ cát cánh cho chuột uống, kết quả cho thấy giúp làm giảm cholesterol trong gan và đồng thời thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.
Tác dụng huyết học: thành phần saponin có trong cây thuốc cát cánh có tác dụng giúp tán huyết mạnh. Tuy nhiên, thành phần này thường bị phân hủy khi sử dụng qua đường uống, cho nên thường được tiêm trực tiếp.
Xuyên khung
Xuyên khung là một cây thuộc thảo, sống lâu năm, thân mọc thẳng trong ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ.
Theo y học cổ truyền: Xuyên khung có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh can, đởm, và tâm bào. Có tác dụng đuổi phong, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp, ung thư.
Theo y học hiện đại, Xuyên khung có tác dụng dược lý như: tác dụng đối với trung khu thần kinh, tác dụng đối với tuần hoàn, tác dụng dối với cơ trơn, tác dụng kháng sinh.
Đương quy
Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ. Lợi ích sức khỏe của đương quy: đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:
– Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
– Tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
– Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém.
Cam thảo
Nướng cam thảo: Có tính ấm, dùng để chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…
Dùng cam thảo sống: Cam thảo có tính mát, sử dụng giúp giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa bệnh loét đường tiêu hóa, giải độc.
Xích thực
Giảm đau, chống co thắt cơ trơn: Nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện trên động vật cho thấy, dịch chiết từ xích thược có công dụng ức chế, giảm hoạt động co thắt cơ trơn tại các cơ quan như tử cung, ruột, dạ dày;
Kháng nấm, vi khuẩn và rirus: Dược liệu có công dụng kháng khuẩn và kháng virus tốt đối với các tác nhân gây bệnh như herpes, virus cúm, ho gà, tụ cầu, trực khuẩn lỵ, phế cầu…;
Tác dụng giảm áp lực tĩnh mạch cửa, tăng lưu thông tuần hoàn máu, tăng khả năng co giãn của động mạch vành, từ đó giúp ngăn ngừa thiếu máu cơ tim;
Hạ sốt, kháng viêm: Hoạt chất Paeniflorin trong dược liệu có công dụng hạ sốt và kháng viêm;
Một số nghiên cứu cũng cho thấy vị thuốc xích thược khi dùng độc vị có thể gây kích thích, làm các tế bào ung thư di căn nhanh. Tuy nhiên, vị thuốc khi dùng cùng các loại thuốc điều trị ung thư giúp làm tăng hiệu quả của thuốc. Cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng này của xích thược.
Tá dược vừa đủ (0,72 gr)
Công dụng
– Hoạt huyết, trục ứ. Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.
– Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp.
– Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Chống chỉ định và lưu ý
Huyết phủ trục ứ thang chống chỉ định trong thai kỳ, đang dùng thuốc chống đông (như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin…).
Người có tiền căn bệnh rối loạn đông máu.
Người đang bị xuất huyết, loét dạ dày tá tràng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhà sản xuất: Viện Y học Cổ truyền Quân đội – VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 442 Đường Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.
CÁCH SỬ DỤNG VÀ LƯU Ý VỀ THỰC PHẨM KHI DÙNG HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ HOÀN
MUA HÀNG TẠI THAODUOC24H.COM QUÝ KHÁCH ĐƯỢC ĐẢM BẢO – Hàng chính hãng – Mua sản phẩm mới nhất – Vận chuyển nhanh – Nhận hàng, kiểm tra sản phẩm chi tiết tại nhà – Tư vấn khoa học với các chuyên gia Thạc sĩ Dược là giảng viên tại các trường Đại học Y Dược lớn – Giá cả luôn hợp lý HOTLINE 24/7 THẠC SĨ DƯỢC TRỰC TIẾP TƯ VẤN 097459 0463 / 0243 9961055 |
THAODUOC24H.COM VỚI HƠN 6 NĂM PHÁT TRIỂN CHÚNG TÔI CAM KẾT NGÀY CÀNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TỐT HƠN NỮA