THUỐC NGÂM TRĨ VIỆN YHCT HỒ CHÍ MINH

Giảm giá!
Thuốc ngâm trĩ hcm 3Thuốc ngâm trĩ hcm 2
  • Giá thị trường: 80.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 64.000 đ

    Thông tin sản phẩm

    Tân sản phẩm: THUỐC NGÂM TRĨ

    Đóng gói: gói 90 ml cao lỏng

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM

    Hạn sử dụng: In chi tiết trên bao bì sản phẩm

    Số lượng

    THUỐC NGÂM TRĨ VIỆN YHCT HỒ CHÍ MINH

    Chữa trị trĩ nghẽn mạch, trĩ vòng sa dãn

     

    Giới thiệu Thuốc ngâm Trĩ Viện YHCT Hồ Chí Minh

    Thuốc ngâm trĩ Viện Y học Cổ truyền Tp.HCM là một trong những sản phẩm chuyên điều trị bệnh trĩ do đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ công tác tại Viện Y học Cổ truyền Tp.HCM nghiên cứu và sản xuất chính. Sau khi được thử nghiệm lâm sàng, sản phẩm đã được đánh giá cao trong việc mang lại hiệu quả điều trị tốt, ít gây ra tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng.

    Thuốc ngâm trĩ Viện yhct HCM là sản phẩm của Viện y học Cổ truyền Tp.HCM có thành phần chính là các loại thảo dược thiên nhiên, được sử dụng để cầm máu, giảm đau, chống ngứa và làm tiêu búi trĩ tự nhiên. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng điều trị bệnh trĩ sa, nứt kẽ hậu môn và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở hậu môn.

    Thông tin sản phẩm

    Tân sản phẩm: THUỐC NGÂM TRĨ

    Đóng gói: gói 90 ml cao lỏng

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM

    Hạn sử dụng: In chi tiết trên bao bì sản phẩm

    Thành phần

    Ngũ bội tử                  12,5 g

    Kha tử                        12,5 g

    Diếp cá                       17,5 g

    Khô phàn                    7,5 g

    Ngũ bội tử

    Ngũ bội tử (hay bầu bí) có tên khoa học là Schlechtendalia sinensis Bell và thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae). Ngũ bội tử là những túi hay nốt nhỏ trên cành non và lá của cây muối hoặc cây diêm phu mộc. Các nốt này do một loài sâu mang tên ngũ bội tử gây ra. Như vậy, ngũ bội tử là tổ của con sâu ngũ bội tử. Theo Y Học Cổ Truyền, Ngũ bội tử có vị đắng chua, mặn, tính bình, quy vào 3 kinh là thận, can và phế. Với thành phần hóa học đa dạng, Ngũ bội tử có nhiều công dụng như tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đi tiểu ra máu… Đây cũng là một vị thuốc để trị nhọt độc, các vết loét trong miệng.

    Kha tử

    Cây kha tử (hay còn gọi là cây chiêu liêu) có tên khoa học là Terminalia chebula Retz và thuộc họ Bàng. Kha tử thường được thu hoạch vào mùa thu đông, khi quả chín sẽ tiến hành phơi hoặc sấy khô. Qủa của cây kha tử chín phơi khô hoặc sấy khô được dùng để làm dược liệu. Kha tử có tính ấm, vị cay đắng, có công dụng liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả. Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, các nghiên cứu về tác dụng dược lý và lâm sàng cho thấy, Kha tử có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa và chống viêm, giảm ho.

    Diếp cá

    Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo, là cây sống lâu năm. Rau diếp cá có hoa màu vàng nhạt, lá cây hình tim, màu xanh sẫm và mọc so le, khi vò nát có mùi hơi tanh như mùi cá. Trước đây, rau diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh của nước ta. Sau này, rau diếp cá được đưa về trồng ở vườn để làm thực phẩm cũng như làm thuốc giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe. Rau diếp cá có một số công dụng nổi bật như điều trị mụn, trị bệnh đái tháo đường, giúp kiểm soát cân nặng, giải độc cho cơ thể và tăng cường hệ miễm dịch. Ngoài ra, rau diếp cá còn có thể giúp hạ sốt cho trẻ em.

    Khô phàn

    Khô phàn (hay còn gọi là phèn chua hoặc bạch phàn) có tên khoa học là Alumen hay Sulfat Alumino Potassicus, là một trong số ít những dược liệu là muối khoáng. Theo các tài liệu cổ, Phèn chua có vị chua, lạnh, không độc, có tác dụng giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, làm thuốc cầm máu, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt và lỵ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, không rõ mùi, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn; phèn chua có tác dụng chống HSV-2 in vitro thông qua nhiều cách tiếp cận.

    Công dụng – Chỉ định

    Giúp trị nứt kẽ hậu môn, sau đốt và thắt trĩ

    Chữa trị trĩ nghẽn mạch, trĩ vòng sa dãn

    Cách sử dụng của Thuốc ngâm trĩ

    Liều dùng: Dùng 2 lần/ngày, 2 gói/lần.

    Cách dùng: Đổ toàn bộ dịch thuốc với 1–2 lít nước ấm. Bệnh nhân đặt mông vào ngồi ngâm 10 – 15 ph. Đối với sa búi trĩ, sau khi rửa sạch hậu môn rồi ngâm 10–15ph. Lấy tay ấn búi trĩ lên, sau đó nằm nghỉ 10–15ph rồi mới đi lại.

    Những lưu ý khi sử dụng

    1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
    2. Tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng và cách dùng của Thuốc ngâm trĩ
    3. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm để pha nước để uống
    4. Tuyệt đối, không được sử dụng sản phẩm đã hết hạn hoặc sản phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng
    5. Trong quá trình sử dụng nếu cảm thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng bất thường cần tạm ngưng sử dụng, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe.
    6. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải cũng như có những phác đồ điều trị phù hợp.

    Chống chỉ định của sản phẩm

    • Phụ nữ đang hành kinh, có thai.
    • Viêm nhiễm, lở loét nặng vùng sinh dục (nam và nữ).
    • Bệnh lý ngoài da tổn thương, lở loét.
    • Ung thư đại trực tràng.

    Cách bảo quản

    Để nơi khô ráo, thoáng khí

    Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30

    Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ

    Bài Viết Liên Quan