- Giá thị trường: 55.000 đ
- Giá khuyến mãi: 48.000 đ
TRÀ THẢO DƯỢC GIẢI ĐỘC GAN NACOMAX
Giúp giải độc và bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan
Giúp giảm cholesterol xấu trong máu
Hết hàng
TRÀ NACOMAX GIÚP GIẢI ĐỘC GAN
THÀNH PHẦN TRÀ NACOMAX
Cà gai leo……………… | 600mg |
Lá sen………………….. | 360mg |
La hán quả…………… | 160mg |
Cỏ ngọt……………….. | 80mg |
Đỏ ngọn………………. | 250mg |
CÔNG DỤNG TRÀ NACOMAX
Giúp giải độc và bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan
Giúp giảm cholesterol xấu trong máu
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TRÀ NACOMAX
Người bị suy giảm chức năng gan với các biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu, vàng da, dị ứng mẩn ngứa
Người uống nhiều rượu bia, uống nhiều thuốc có hại cho gan
Người có mỡ máu cao
CÁCH DÙNG TRÀ NACOMAX
Nhúng túi trà vào trong cốc nước chứa khoảng 100 -150 ml nước sôi, chờ 3- 5 phút.
Nên dùng hàng ngày, 3- 5 túi/ngày.
Ngon hơn khi uống lạnh.
TRÀ THẢO DƯỢC NACOMAX SẢN XUẤT TẠI
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất TPCN Học viện Quân Y
Địa chỉ: 158A – Phùng Hưng – Phường Phúc La – Hà Đông – Hà Nội
THÔNG TIN KHOA HỌC VỀ CÁC VỊ DƯỢC LIỆU TRONG TRÀ THẢO DƯỢC NACOMAX
– CÀ GAI LEO:
Cà gai leo được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.
Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan. Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.
Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu.
– LÁ SEN:
Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp
– LA HÁN QUẢ:
Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…
Ngoài ra, nó còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng
– ĐỎ NGỌN:
Từ nhiều năm trước cây thành ngạnh hay cây đỏ ngọn đã nhận được sự quan tâm của giới khoa học. Năm 1995 các Bác sỹ của Học viện Quân y đã tìm ra 2 hoạt chất có trong lá thành ngạnh là: tanin và flavonoid.
Kết quả nghiên cứu của Học Viện Quân y cho thấy lá thành ngạnh có tác dụng chống Oxi hóa rất mạnh. Nếu so sánh với các dược liệu có hoạt tính oxi hóa mạnh như: Chè xanh, xoan trà ta sẽ thấy tác dụng chống oxi hóa của lá thành ngạnh đứng đầu bảng.
Từ kết quả này mà ngày nay cây thành ngạnh còn được ứng dụng làm thuốc giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường tuần hoàn não.