Viên thấp khớp yhct HCM

Giảm giá!
Viên thấp khớp
z4077507165030_41a5aacd78b5c66bc8ad4a5966220041z4077507178325_ef38136ad7ac5eeb612dab78222ddfe6z4077507171413_c947227d3b3ea94accb8789d8a4ff416
  • Giá thị trường: 135.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 125.000 đ

    Giúp trừ phong thấp

    Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

    Số lượng

    Viên thấp khớp yhct HCM

    Thông tin sản phẩm

    Tên sản phẩm: VIÊN THẤP KHỚP.

    Quy cách đóng gói: 1 hộp – 100 viên.

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM.

    Thời gian sử dụng: In chi tiết trên bao bì sản phẩm.

    Viên thấp khớp

    Thành phần

    Viên thấp khớp gồm các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Thiên niên kiện, Tang ký sinh, Tục đoạn, Cầu tích, Ngưu tất, Nhũ hương, Thương truật và Tá dược vừa đủ 1 viên

    Cầu tích

    Cầu tích hay còn được biết đến với nhiều tên khác như Lông cu ly, Cù liền, Lông khỉ, Kim mao, có tên khoa học là Cibotium barometz, tên dược học là Rhizoma Cibotii Barometz và thuộc họ Lông cu ly (Dicksoniaceae). Cầu tích là một loại quyết thực vật, mọc hoang khắp ở những vùng đồi núi phía Bắc của nước ta, có thể thu hoạch quanh năm. Theo cách hiểu dân gian: Cẩu là chó, Tích là lưng, xương sống. Khi thuốc chưa qua chế biến có hình giống lưng của con chó nên gọi là Cẩu tích. Theo y học hiện đại, Cầu tích có những tác dụng chống loãng xương, chống oxy hoá và kháng khuẩn. Ngoài ra, người ta còn dùng lông vàng của Cẩu tích phủ xung quanh thân rễ để đắp lên các vết thuơng hay vết đứt tay, đứt chân để giúp cầm máu.

    Thương truật

    Thương truật có tên khoa học là Atractylodes lanceae Asteraceae, là một loại cây sống khá thọ nên được xếp vào nhóm cây sống lâu năm. Rễ cây Thương truật có xu thế mọc thẳng, phiến lá mọc so le nhau và gần như không nhìn ra cuống. Cây thương truật là một loại cây rễ củ nên phần rễ hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, rễ của cây Thương truật sẽ được chọn để dùng làm nguyên liệu chế biến thành thuốc và cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh nấm mốc phá hoại. Khi sử dụng Thương truật sẽ có vị cay và đắng và có một số công dụng dược lý rất phổ biến. Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, Thương truật có những công dụng như làm ổn định đường huyết, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng chức năng hệ niệu cơ quan sinh dục.

    Nhũ hương

    Nhũ hương còn được gọi là hắc lục hương, địa nhũ hương hay thiên trạch hương, là nhựa của cây Nhũ hương. Nhũ hương có tên khoa học là Frankincense (nhũ hương) Mastic. Nhũ hương cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để không bị vón cục và lưu giữ được mùi thơm tự nhiên. Theo y học cổ truyền, Nhũ hương có vị cay, đắng, tính ôn, đi vào kinh Tâm và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Nhũ hương có công dụng tiêu sưng, sinh cơ, hoạt huyết, chỉ thống. Còn theo y học hiện đại, Nhũ hương có công dụng chính là giúp giảm đau. Ngoài ra, Nhũ hương còn giúp chủ trị một số bệnh như bệnh viêm khớp, giang mai, hen suyễn, ung thư, viêm loét dạ dày, đau bụng kinh, đau họng,… Trong những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy trong thành phần của vị thuốc nhũ hương có chứa một số loại axit cần thiết trong việc chống lại các chủng virus, vi khuẩn.

    Tục đoạn

    Tục đoạn hay còn được với các tên khác như là sơn cân thái, đầu vù, rễ thái, oa thái,… Tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus japonicus Miq và thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Tục đoạn là cây thân thảo, lá mọc đối nhau, không có cuống, lá có răng cưa dài, phiến lá nhỏ và có đầu nhọn. Theo y học cổ truyền, Tục đoạn có rất nhiều công dụng như trị can thận suy nhược, trị phụ nữ khí hư, bạch đới hoặc động thai, bổ can thận, chữa mỏi gân cốt cho người già. Còn theo y học hiện đại, Tục đoạn có công dụng dược lý như giảm đau, di tinh, bạch đới, nhức gân xương, sai khớp, bong gân,… Tục đoạn thường được dùng để làm thuốc bổ, xoa dịu cơn đau do bị ngã, chấn thương và an thai, lợi sữa và cầm máu.

    Thiên niên kiện

    Thiên niên kiện còn được biết đến với cái tên sơn thục, là một loại cây sống lâu năm thuộc loài thân cỏ, thân rễ mập, bò dài và có mùi thơm, lá cây có hình trái tim. Bộ phận được dùng để làm dược liệu là rễ của cây Thiên niên kiện. Thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền, Thiên niên kiệu có công dụng hỗ trợ điều trị phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp, gai đốt sống, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, kích thích tiêu hóa và giúp giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, tinh dầu Thiên niên kiện có mùi thơm nhẹ nên được dùng để làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa. Một số bài thuốc từ cây Thiên niên kiệu như chữa đau bụng kinh, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt và mụn độc.

    Viên thấp khớp có công dụng gì?

    Trừ phong thấp.

    Điều trị đau nhức xương khớp.

    *CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    Cách sử dụng

    Người lớn: Uống từ 2-3 lần/ngày , mỗi lần uống 2-4 viên.

    Trẻ em ≥ 6 tuổi: Uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần uống 1-2 viên.

    Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn.

    Cách bảo quản Viên thấp khớp

    Bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

    Để xa tầm tay của trẻ nhỏ.

    Bài Viết Liên Quan