THUỐC NGÂM CHÂN

Giảm giá!
thuốc ngâm chân viện hcm giá bao nhiêu
thuốc ngâm chân viện hcm giá bao nhiêuthuốc ngâm chân viện hcm có tốt không
  • Giá thị trường: 70.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 55.000 đ

    Điều trị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân

    Trị lạnh chân, lạnh trong người. Rối loạn giấc ngủ.

    Số lượng

    THUỐC NGÂM CHÂN

    Trị lạnh chân, lạnh trong người

    thuốc ngâm chân viện hcm giá bao nhiêu

     

    Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. Hồ Chí Minh là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về y học cổ truyền có uy tín trong cả nước. Ngoài công tác khám chữa bệnh, viện Y học cổ truyền Tp.HCM còn là cơ sở nghiên cứu khoa học về Y dược cổ truyền với nhiều công trình nghiên cứu có hiệu quả cao được ứng dụng rộng rãi.

    Một trong những sản phẩm đáng chú ý của Viện là Thuốc ngâm chân giúp điều trị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp đạt hiệu quả điều trị tốt trên thị trường hiện nay.

    Thông tin sản phẩm

    Tên sản phẩm: Thuốc ngâm chân

    Đóng gói: gói 90ml cao lỏng

    Xuất xứ: Viên y học cổ truyền Tp.HCM

    Hạn sử dụng: In chi tiết trên bao bì sản phẩm

    Thành phần

    Thành phần của Thuốc ngân chân – Viện YHCT Tp.HCM gồm các loại thảo dược từ tự nhiên như: Thiên niên kiện, Quế nhục, Lá lốt, Ngải cứu, Ngưu tất nam, Cốt toái bổ

    Thiên niện kiện

    Thiên niên kiện (hay cây sơn thục) là một trong những vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc Đông y. Trị được rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, Thiện niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Giúp trị bệnh thấp khớp, giúp mạnh gân hoạt cốt, giảm đau nhức xương khớp. Theo nghiên cứu, thành phần hóa học của Thiên niên kiện có nhiều chiết xuất sesquiterpenoid, sabinen, acetaldehyt, aldehyde,…. Có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh, giảm đau mỏi cổ, vai gáy. Nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi.

    Quế nhục

    Quế nhục là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra, được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và dược phẩm.… Quế nhục có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dạng bột, ngâm rượu, làm thành siro đều được. Theo y học hiện đại, Quế nhục chứa tinh dầu có thể đến 4%, tanin, chất nhựa, chất nhầy, đường, calci oxalt, coumarin. Có tác dụng ức chế trung khu thần kinh. Giảm đau, giải nhiệt, an thần, chống co giật, tăng cường hệ thống tiêu hóa. Làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm giảm các cơn đau bụng do co thắt ruột.

    Lá lốt

    Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc và được dùng phổ biến trong nấu nướng. Ngoài sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị thì còn có thể dùng lá lốt để làm thuốc. Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, lá và thân chứa chất alkaloid và beta- caryophylen. Theo y học cổ truyền, lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt,… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá hiệu quả.

    Ngưu tất nam

    Ngưu tất (hay hoài ngưu tất) thuộc học rau rền, có rễ chính hình trụ dài và những rễ phụ to. Theo Đông y, ngưu tất có tính bình, vị chua, đắng và quy vào 2 kinh can và thận. Rễ ngưu tất được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Có tác dụng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, hỗ trợ trị phong tê thấp, bí tiểu, viêm họng… Ngưu tất chứa nhiều thành phần hóa học như saponin toàn phần, acid oleanolic, ecdyster, inokosteron, polysaccharid, betain và nhiều chất khác. Có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, tác dụng lợi niệu. Hỗ trợ trị các bệnh sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, tăng huyết áp, mỡ máu cao.

    Cốt tóa bổ

    Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương. Gãy xương và các bệnh về xương khớp khác. Cốt toái bổ có chiều cao khoảng 20–40cm, sống lâu năm, tồn tại riêng trên các hốc đá. Phát triển tốt trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn. Phần thân và rễ phơi khô của cây cốt toái bổ được sử dụng làm thành phần trong nhiều bài thuốc Nam. Theo những nghiên cứu mới cho thấy thành phần trong cốt toái bổ có tổng cộng tới 369 hợp chất đã được phát hiện, có ít hơn 50 hợp chất khi không phân tách. Có tác dụng dược lý như ngăn ngừa loãng xương, giúp giảm đau nhức lưng, đau răng, đau lưng mỏi gối,…

    thuốc ngâm chân viện hcm có tốt không

    Công dụng – Chỉ định

    Điều trị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp.

    Trị lạnh chân, lạnh trong người. Rối loạn giấc ngủ.

    Cách sử dụng

    Liều dùng:2 lần/ngày, 2 gói/lần

    Cách dùng: Đổ dịch thuốc ngâm vào chậu, thêm khoảng 500ml nước nóng, khuấy đều, thêm nước cho vừa ấm. Ngâm từ từ chân (hoặc tay) vào hỗn hợp. Sau 5 phút thêm khoảng 0,5 lít nước ấm vào cho phù hợp. Ngâm trong vòng 20 phút

    Chống chỉ định

    Không dùng Thuốc ngâm chân cho những trường hợp sau:

    Bệnh lý ngoài da tổn thương, lở loét.

    Các Bệnh lý chấn thương chân như gãy xương.

    Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

    Bài Viết Liên Quan