23/12/2019 2:48 PM
NĂM BÀI THUỐC NGÂM CHÂN CHO BỆNH XƯƠNG KHỚP
Theo Y học cổ truyền, “Lục phủ ngũ tạng ” đều thu nhỏ trong lòng bàn chân. Đôi bàn chân khỏe thì cả cơ thể cũng khỏe mạnh. Đôi bàn chân được ví giống như “quả tim thứ hai của cơ thể”. Vì bàn chân chứa nhiều dây thần kinh quan trọng trong cơ thể. Chăm sóc cho đôi bàn chân mỗi ngày, đặc biệt vào trước giấc ngủ sẽ khiến bạn ngủ ngon hơn.
Theo nguyên lí “bệnh trong chữa ngoài”, bột thuốc bắc hoặc các thảo dược thiên nhiên khi cho vào nước ấm sẽ từ từ tỏa ra các dưỡng chất ngấm vào da qua sự tiếp xúc. Đôi chân của bạn vừa được tẩy tế bào chết. Trở nên mịn màng, vừa chữa các bệnh đau nhức, mỏi mệt….
Những chứng bệnh thích hợp với sự hỗ trợ của phương pháp ngâm bàn chân bằng thuốc bắc hoặc thảo dược tăng cường thêm hiệu quả điều trị như:
– Đau đầu và đau nửa đầu.
– Di tinh, xuất tinh sớm.
– Cơ thể mệt mỏi.
– Đau gót và viêm khớp cổ chân.
– Viêm tắc tĩnh mạch chân.
– Ung nhọt vùng chân.
– Tăng huyết áp.
– Lạnh vùng chân.
Hướng dẫn 5 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp, giúp giảm đau nhức
Các bài thuốc ngâm chân trị phong thấp lưu truyền từ đời xưa thường được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bởi tính đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm và ít tốn kém chi phí. Hơi nước ấm cùng với tinh chất thảo dược tác động trực tiếp lên dây thần kinh và hệ xương khớp tạo cảm giác thoải mái. Hỗ trợ giảm đau nhức ở các khớp xương do bệnh phong thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp,… gây ra.
Người bệnh có thể tham khảo những cách sau đây để cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.
-
Ngâm chân trị phong thấp bằng nước muối ấm
Theo giới Y học cổ truyền, nước muối ấm được xem như là thiện dược đối với đôi chân. Nước muối ấm giúp cân bằng cơ thể và kích thích các vi mạch máu giãn nở. Tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông tốt. Vì vậy, việc ngâm nước muối ấm kết hợp với massage lòng bàn chân thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết. Giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình bình phục bệnh.
+ Cách thực hiện:
Người bệnh sử dụng một nắm muối biển hạt to, đem hòa tan hoàn toàn trong nước ấm có nhiệt độ 40 – 50 độ C.
Sau đó, ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 15 – 20 phút. Sau đó lau khô chân.
Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh phong thấp và mang lại giấc ngủ ngon.
-
Nước muối ấm và bột quế
Bột quế có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy, khi kết hợp với nước muối ấm sẽ giúp làm tăng tính hiệu quả trong việc điều trị phong thấp.
+ Cách thực hiện:
Bệnh nhân dùng một nắm muối hạt to hòa tan với nước ấm.Sau đó thêm vào một muỗng bột quế.
Tiếp đó, ngâm chân trong công thức hỗn hợp này khoảng 15-20 phút. Sau đó, lau khô chân.
Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng cường phục hồi bệnh và giảm đau nhức một cách đáng kể.
-
Lá chè xanh
Chè xanh có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Đó là tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, chống lão hóa. Khi dùng dạng ngâm chân, nước lá chè xanh giúp giảm đau ở một số bệnh xương khớp, nhất là đau do phong thấp gây ra.
+ Cách thực hiện:
Người bệnh hái một nắm lá trà xanh rửa sạch hoặc sử dụng 5 túi trà xanh đun sôi với 1 lít nước.
Sau đó, chờ nước nguội và tiến hành ngâm chân khoảng 15-20 phút.
Áp dụng 2- 3 lần / tuần sẽ cho hiệu quả giảm đau rõ rệt.
-
Gừng tươi hoặc bột gừng
Gừng có tính ấm giúp làm giảm đau, đồng thời kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái, giảm stress. Vì vậy, chỉ cần vài lát gừng hoặc ít bột gừng cùng với công thức đơn giản, bệnh nhân đã có ngay bài thuốc ngâm chân trị phong thấp.
+ Cách thực hiện:
Người bệnh chỉ cần rửa sạch một củ gừng, không bỏ vỏ và thái lát mỏng rồi đập dập.
Tiếp đó, cho gừng tươi hoặc bột gừng vào nước đã đun sôi rồi để nguội dần xuống 60 độ C.
Sau đó, cho thêm 25 gram muối hạt và khuấy tan hoàn toàn rồi tiến hành ngâm chân từ 15 – 20 phút.
Với bài thuốc ngâm chân này, bệnh nhân chỉ cần thực hiện khoảng 2 – 3 lần một tuần sẽ giúp giảm đau và thúc đẩy bệnh phục hồi.
-
Lá lốt
Lá lốt là một trong những bài thuốc ngâm chân trị phong thấp khá nổi tiếng từ xưa đến nay. Nhờ tinh chất kháng viêm và chống oxy hóa, loại thảo dược tự nhiên dễ tìm này trở thành vị thuốc quý giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và mệt mỏi ở xương khớp.
+ Cách thực hiện :
Người bệnh sử dụng khoảng 100 gram cây lá lốt (bao gồm rễ, thân và lá cây) đem đi rửa sạch.
Sau đó, thái khúc, vò nát và cho vào nồi với 1,5 lít nước rồi tiến hành đun sôi. Tiếp đó, bệnh nhân cho 1 muỗng muối hạt vào, khuấy đều rồi lọc lấy nước thuốc và ngâm chân. Đối với phần bã, người bệnh có thể dùng để đắp lên vùng khớp bị đau.
Sau khoảng 15 – 20 phút ngâm, bệnh nhân lau lại chân.
Một số lưu ý khi thực hiện bài thuốc ngâm chân trị phong thấp
Để các bài thuốc ngâm chân phát huy tác dụng điều trị bệnh phong thấp, người bệnh nên chú ý những lưu ý sau:
– Chọn khung giờ ngâm chân thích hợp:
Một trong những thời điểm ngâm chân tốt và lý tưởng nhất là vào 9 giờ tối. Đây là khoảng thời gian thận yếu, ngâm chân sẽ giúp làm tăng thân nhiệt, giúp máu lưu thông tốt. Hơn thế nữa, cách làm này sẽ giúp thận được nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài ra, không ngâm chân sau khi ăn no (sau ăn 30 phút) hoặc lúc bụng đang đói. Bởi làm như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Nhiệt độ ngâm: Một trong những sai lầm của bệnh nhân là ngâm chân từ khi nước nóng cho đến khi lạnh hẳn. Vì vậy, để thuốc phát huy tác dụng tăng tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, người bệnh nên ngâm chân ở nhiệt độ thích hợp từ 42 – 50 độ C. Tuyệt đối không ngâm với nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh phản tác dụng.
– Thời gian ngâm chân: Đối với người bình thường, thời gian ngâm chân tối đa là từ 30 phút. Còn với người già, có thể rút ngắn hơn, từ 15-20 phút.
– Đối tượng không nên ngâm chân: Người có vấn đề về huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch hay thường xuyên bị chóng mặt, tốt nhất không nên ngâm chân để trị phong thấp.
Ngoài những lưu ý này, trong quá trình ngâm chân, bệnh nhân nên massage hoặc xoa bóp nhẹ để đạt được tác dụng trị liệu tốt hơn.
GIỚI THIỆU BỘT NGÂM CỦA VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
(442- Đường Kim Giang – Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội)