23/5/2020 11:21 AM
Bệnh Trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường thòi ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại có thể không nguy hiểm ngay tức thì. Nhưng theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ khó chịu đến nhiễm trùng. Đồng thời bệnh trĩ ngoại có thể có biến chứng. Trĩ ngoại thường làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh.
Cách chữa bệnh Trĩ ngoại tại nhà
Đối với những trường hợp trĩ ngoại nhẹ, mới phát sinh các triệu chứng, bạn có thể cải thiện với một số mẹo tại nhà như:
Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng hậu môn 5 – 10 phút có thể giảm hiện tượng viêm, sưng nóng và đau rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh ngay sau khi đại tiện để làm dịu niêm mạc trực tràng – hậu môn và cầm máu.
Ngâm nước ấm: Ngâm nước ấm trước khi đại tiện giúp làm giãn không gian trong ống hậu môn. Làm mềm niêm mạc và giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Biện pháp này còn hạn chế tình trạng chảy máu, đau rát và khó chịu sau khi đi tiêu.
Dùng lá diếp cá: Hợp chất chống oxy hóa quercetin trong lá diếp cá có tác dụng bảo vệ và tăng độ bền thành mạch. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Để làm giảm bệnh trĩ ngoại, có thể bổ sung diếp cá trong chế độ ăn hoặc giã đắp trực tiếp lên vùng hậu môn.
Sử dụng thuốc điều trị Trĩ ngoại
Dùng thuốc được chỉ định đối với trường hợp bệnh đã phát sinh các triệu chứng lâm sàng như đau rát, khó chịu vùng hậu môn, chảy máu khi đi ngoài,…
THUỐC TÂY Y
Các loại thuốc điều trị trĩ ngoại thường dùng
Thuốc điều hòa nhu động ruột
Thuốc điều hòa nhu động ruột thường được sử dụng khi bệnh trĩ ngoại xảy ra do các dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính như táo bón hoặc tiêu chảy. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột. Giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Với trường hợp ỉa chảy, thuốc có khả năng làm chậm nhu động ruột. Giảm tần suất đi tiêu và hạn chế áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm (NSAID, Corticoid) có thể được sử dụng để hạn chế viêm búi trĩ và giảm đau rát ở khu vực hậu môn. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định NSAID (Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,…). Tuy nhiên đối với những trường hợp viêm nặng, có thể sử dụng Corticoid liều thấp trong thời gian ngắn.
Thuốc mỡ/ thuốc đạn
Các loại thuốc này được sử dụng tại chỗ nhằm làm dịu búi trĩ, giảm viêm. Làm trơn ống hậu môn và giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Hiện nay, các loại thuốc đạn/ thuốc mỡ còn được bổ sung hydrocortisone, kháng sinh,… để giảm phù nề và ngăn ngừa bội nhiễm.
Thuốc làm bền thành mạch
Được sử dụng nhằm tăng trương lực của tĩnh mạch. giảm tính thấm mao mạch và hạn chế tối đa tình trạng ứ huyết. Mục đích lâu dài khi dùng thuốc làm bền thành mạch là tránh gia tăng kích thước và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.
THUỐC ĐÔNG Y
Điều trị Trĩ ngoại dùng thuốc Đông Y cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Ưu điểm của thuốc Đông Y là lành tính, an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Thuốc Đông Y để điều trị Trĩ ngoại thường gồm: thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm. Để hiệu quả cao trong điều trị, bệnh nhân thường được kết hợp các dạng dùng.
Thuốc uống thường dựa trên các bài thuốc cổ phương. Có tác dụng bổ trung, ích khí, thăng dương cố biểu để làm phân mềm. Hạn chế táo bón, tăng lưu thông máu tại búi trĩ, co tĩnh mạch búi trĩ.
Thuốc bôi và thuốc ngâm thường có tác dụng sát khuẩn, làm co tĩnh mạch búi trĩ.
Một số sản phẩm thuốc Đông Y có thể tham khảo là sản phẩm của Viện Y học cổ truyền quân đội ( Đường Kim Giang, Q Hoàng Mai, Hà Nội).
MỠ SINH CƠ
BỔ TRUNG
BỘT NGÂM TRĨ
Phẫu thuật điều trị Trĩ ngoại
Trong trường hợp Trĩ ngoại ở thời kỳ nặng, sử dụng thuốc không hiệu quả thì Trĩ ngoại cần được điều trị bằng phẫu thuật. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật. Tùy theo đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ ngoại khoa sẽ quyết định phương pháp phù hợp.
Tổng hợp: Dược sĩ Bùi Ngoan