16/5/2020 8:30AM
CÁCH TỰ LÀM GIẤM TÁO TẠI NHÀ TỪ TÁO MÈO
Trong các loại giấm, giấm táo được xem là một sản phẩm đặc biệt được làm từ quả táo tươi. Giấm táo không chỉ làm gia vị mà còn có tác dụng làm đẹp và trị bệnh hiệu quả. Giấm táo có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như giảm cân, giảm cholesterol trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu, tăng khả năng hấp thụ canxi, tốt cho huyết áp, kháng viêm, làm đẹp da,…
Để có giấm táo sử dụng giảm cân hay làm đẹp da, hoặc làm thực phẩm bạn có thể mua tại các siêu thị. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn có thể tự làm giấm táo tại nhà để vừa tiết kiệm và an toàn. Bài viết giới thiệu với bạn cách tự làm giấm táo tại nhà từ Táo mèo nhé.
Táo mèo Táo mèo hay còn được gọi là sơn tra, là loại cây nhỏ cao từ 5 đến 7 mét. Cành sơn tra có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Cây sơn tra ra hoa vào tháng, quả chín có màu vàng xanh, mùa quả chín từ tháng 8 tới tháng 10. Trong Đông y, các thầy thuốc thường hái quả để làm thuốc, có thể bổ ngang hoặc bổ dọc, phơi khô để dùng. Sơn tra có vị chua hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị. Giá Táo mèo tươi không đắt, dao động từ 25.000 – 35.000 đ/kg. Vì vậy, có 1 chai giấm táo thơm ngon từ Táo mèo tổng giá thành khá là dễ chịu.
Tự làm giấm táo từ táo Mèo
– Nguyên liệu
Táo mèo: 1kg
Dấm gạo: 1 chai 1 lít.
Đường phèn: 1 chén con.
Hũ thủy tinh lớn để ủ giấm: 1 hũ (kích thước bạn lựa chọn đủ dể đưng 1kg táo mèo).
– Các bước tự làm giấm táo từ táo Mèo
Bước 1. Sơ chế táo.
Táo mua về bạn đem rửa thật sạch. Dùng dao sắc cắt táo thành những miếng nhỏ (không cần gọt vỏ), bạn có thể bỏ hạt hoặc không.
Bước 2. Xếp táo vào hũ thủy tinh.
Xếp táo vào hũ thủy tinh, cứ một lớp táo thì một lớp đường phèn, làm lần lượt cho đến khi hết táo
Bước 3. Ngâm và lọc giấm táo.
Sau khi xếp táo và đường phèn vào hũ thủy tinh, bạn đổ hết chai giấm gạo vào sao cho ngập táo.
Lưu ý không nên đổ đầy, chỉ cần đổ ngập táo, lượng táo cũng không nên xếp đầy, chừa lại vài cm để khi lên men giấm sẽ sủi bọt.
Đậy kín nắp lại rồi ngâm táo trong khoảng 2 tuần, đặt hũ táo ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sau 2 tuần, bạn lọc lấy phần nước giấm, bỏ bã. Lưu ý, nên lọc 2 – 3 lần cho sạch hết cặn bã và bọt trắng trong giấm, chỉ lấy phần nước trong nhất rồi cho vào hũ thủy tinh khác nhỏ hơn (để tiện sử dụng), đậy kín rồi bảo quản thêm 2 tuần nữa là có thể đem ra sử dụng.
Liều dùng của giấm táo trong chăm sóc sức khỏe
– Liều dùng giấm táo như một chất kháng khuẩn mạnh
Bạn pha loãng 1/2 giấm táo, dùng để làm sạch, sát trùng. Điều trị nấm móng tay, chấy rận, mụn cóc và nhiễm trùng tai.
– Liều dùng để giảm lượng đường trong máu và chống đái tháo đường tuýp 2
Bạn uống 2 thìa súp giấm với nước lọc trước khi đi ngủ (có thể làm giảm đường huyết 4%).
– Liều dùng giấm để trị táo bón
Bạn dùng 2 thìa súp giấm với một ly nước, uống ngày 3 lần. Bạn có thể thêm nước ép táo hoặc nho vào hỗn hợp để dễ uống hơn.
– Liều dùng giấm để dưỡng tóc
Bạn trộn giấm với nước tỷ lệ bằng nhau, sau đó thoa lên tóc và giữ trong 20-40 phút rồi gội sạch.
– Liều dùng giấm để làm đẹp da
Bạn ngâm một miếng bông trong giấm pha loãng và thoa lên da để cân bằng độ pH của da. Ngăn ngừa mụn hoặc nhiễm trùng da.
– Liều dùng giấm táo để trị cảm lạnh và ho
Bạn trộn 1 thìa cà phê giấm, 1 thìa mật ong, ít nước ấm. Bạn uống hỗn hợp này mỗi ngày 3 lần.
– Liều dùng giấm táo để giảm cân
Giấm táo nguyên chất có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất, làm tiêu hao mỡ thừa.
Nghiên cứu khoa học tại Đại học Sydney cho biết, uống một cốc giấm táo trước mỗi bữa ăn có thể giúp tiêu hóa tới 200 calo nhiệt lượng, góp phần giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả. Mặt khác giấm táo còn tạo cảm giác no lâu, khiến bạn không ăn quá nhiều.
Một số lưu ý khi dùng giấm táo
Bạn nên pha loãng khi sử dụng. Vì giấm này có vị rất chua, nếu uống trực tiếp nước giấm nguyên chất có thể gây hại cho đường tiêu hóa và thực quản của bạn.
Bạn không nên hít giấm này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít phải giấm làm từ quả táo có thể gây hại cho phổi và có thể gây cảm giác nóng rát ở đường hô hấp vì giấm táo có tính axit cao.
Không uống giấm nếu bạn bị viêm loét dạ dày. Giấm có tính axit cao có thể làm kích thích loét dạ dày và làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi vết loét đã lành.
Pha loãng giấm khi sử dụng ngoài da. Giấm nguyên chất có thể gây kích ứng cho da và tóc nhạy cảm.
Ngày dùng không quá 2 thìa giấm táo.
Tổng hợp : Dược sĩ Thu Trang
TIN TỨC
VIÊN GIẢM CÂN ÁO ĐÌNH MẪU BÔNG HOA SEN GIẢM CÂN HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO