Xây dựng chế độ ăn khoa học cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

17/10/2019   3:30 PM

Xây dựng chế độ ăn khoa học cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý rất phổ biến tại các nước phát triển cũng như Việt Nam. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, lại rất dễ tái phát. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh như thế nào? Có chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị như thế nào rất quan trọng. Việc lên thực đơn cho người bị đau dạ dày cũng phải rất lưu ý. Bởi chọn thực phẩm không phù hợp sẽ gây ra sự khó chịu cho dạ dày người bệnh. Đồng thời làm căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn.

 Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét. Hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid. Ngoài ra nên bổ sung thêm các vitamin và các khoáng chất cho các bệnh nhân đau dạ dày.

Thực phẩm nên ăn

Chuối

Chuối là thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng. Thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy. Chuối có nhiều giống. Một số trường hợp người đau dạ dày không phù hợp khi dùng chuối tiêu (chuối ngô) thì có thể chuyển sang chuối tây..

Bánh mì

Bánh mì là cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ. Vì bơ chứa lượng chất béo cao, làm dạ dày khó tiêu hóa.

Canh/Soup

Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm,giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nước ép táo

Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng. Trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột. Phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược (không phải trà xanh, trà mạn) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm. Trà thảo dược từ cây chè dây giúp hỗ trợ tốt cho bệnh dạ dày.

Gừng

Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác. Đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày – tá tràng

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn hãy tránh một số loại thực phẩm không có lợi như sau:

Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày

Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây….Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…. Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Món nướng tẩm nhiều gia vị. Đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản.  Các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá…

Thực phẩm gây tăng acid dạ dày:

Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ);

Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng

 Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….

 Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
  • Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay cà phê
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, cứng, khó tiêu.
  • Hạn chế thức khuya thường xuyên, ngủ không đúng đồng hồ sinh học.
  • Giảm bớt căng thẳng, stress trong công việc, giữ tinh thần thoải mái.
  • Ăn đủ bữa, ăn đúng bữa, đúng giờ.
  • Tăng cường tập luyện thể thao, duy trì việc tập luyện một cách thường xuyên, đều đặn. Một số môn thể thao bệnh nhân có thể tập như đi bộ, bơi lội, cầu lông, yoga…
  • Tích cực ăn bổ sung đa dạng các loại rau xanh, ngũ cốc và trái cây.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bệnh dạ dày sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, mau khỏi bệnh. Chúc các bạn giữ được sức khỏe tốt.

Tổng hợp Ths Dược Bùi Ngoan

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM SẢN PHẨM CHO BỆNH DẠ DÀY TỪ THẢO DƯỢC

Cốm dạ dày Amiprogast

Vị linh tán

Viên dạ dày, đại tràng Rocori

 

Bài Viết Liên Quan