Bổ trung ích khí yhct HCM

Giảm giá!
Bổ trung ích khí
z4077510527300_d6a4e6db129c67ccb73e4ee1d6817a18z4077510557159_7cf0b08e4a4fa0f118f8b61cb8db9d0bz4077510483159_049b32c0c2ac00db83b544e4c97eed77
  • Giá thị trường: 75.000 đ
  • Giá khuyến mãi: 70.000 đ

    Bổ khí, kiện tì, thăng đề.

    Số lượng

    Bổ trung ích khí yhct HCM

    Thông tin sản phẩm

    Tên sản phẩm: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ.

    Đóng gói: 140 viên/lọ.

    Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM.

    Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Bổ trung ích khí

    Thành phần

    (vừa đủ 1 viên)

    Đảng sâm                 46 mg Trần bì                39 mg
    Đương quy               46 mg Thăng ma            31 mg
    Hoàng kỳ                 39 mg Cam thảo             11,5 mg
    Bạch truật                39 mg Tá dược vừa đủ 1 viên
    Sài hồ                      39 mg

    Trần bì

    Trần bì (vỏ quýt chín) có tên khoa học là Pericarpium Citri Reticulatae và thuộc họ Cam (Rutaceae), được chế biến từ vỏ của quả cam, quýt. Theo y học cổ truyền, Trần bì có vị đắng, cay và tính ấm, Quy vào 2 kinh phế và tỳ, có công dụng chống loét, kháng viêm, bình suyễn, khu đàm, kháng khuẩn, kích thích đường tiêu hóa, giúp ruột bài khí tích trệ. Theo các cuộc nghiên cứu trong Đông y, Trần bì có khả năng chữa viêm phế quản hiệu quả. Thành phần hoá học của Trần bì có chứa từ 1,5 – 2% tinh dầu với các thành phần hóa học chính như Copaneme, Caroten, Beta-sesqui-phellandrene, Iopropenyl-toluene, Hesperidin, Vitamine B1 và C, Cryptoxanthin. Trần bì có tác dụng dược lý như tăng cường sức co bóp cơ tim, kháng viêm, lợi mật, …

    Thăng ma

    Thăng ma là một trong những vị thuốc thường được dùng trong Đông Y, có tên khoa học là Cimicifuga foetida L và thuộc họ Mao lương (Ranunculacae). Thăng ma là loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc thẳng đứng, lá kép lông chim mọc so le, hoa mọc thành chùy phân nhánh rộng và có màu trắng. Theo y học cổ truyền, Thăng ma có vị ngọt, cay và hơi đắng, tính bình, hơi độc, vào 4 kinh Tỳ, Phế. Thăng ma có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, thăng dương làm ra mồ hôi và làm sởi mọc. Còn theo y học hiện đại, thành phần hoá học của Thăng ma chủ yếu là các triterpen với hàm lượng 4.3%, có công dụng chống co thắt hỗng tràng, giảm nồng độ cholesterol và triglycerid máu, hạ đường máu và hỗ trợ điều trị sa sinh dục.

    Cam thảo

    Cam thảo có vị gọt, là loại dược liệu rất phổ biến trong cả Đông Y lẫn Tây Y và là thành phần của một số loại thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cam thảo có tác dụng chống viêm loét dạ dày, giảm mỡ trong máu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan, ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư và giúp thanh nhiệt giải độc. Ngoài được dùng để làm thuốc điều trị một số bệnh thì Cam thảo còn được dùng như một loại trà được rất nhiều người yêu thích và quen thuộc, nhất là vào những ngày hè oi ả. Mặc dù cam thảo rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu như dùng quá nhiều thì nó sẽ gây ra một số bệnh như tăng huyết áp, rối loại nhịp tim, rối loạn cơ.

    Đảng sâm

    Đảng sâm (hay Đẳng sâm) là rễ phơi khô của nhiều loài Codonopsis, có tên khoa học là Codonopsis sp và thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm là một loài cỏ sống lâu năm, thân mọc bò hoặc leo, rễ hình trụ dài có các vết nhăn dọc và ngang. Đảng sâm được phân bố khá rộng rãi ở nước ta nên giá thành khá rẻ và là vị thuốc của mọi nhà. Trong y học cổ truyền, Đảng sâm có tính bình, vị ngọt, tác động trực tiếp vào phế và tỳ giúp ích khí, bổ trung, sinh tân và tiện tỳ. Đảng sâm được dùng để chủ trị một số loại bệnh như tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi, ăn kém, đại tiện lỏng… Trong y học hiện đại, Đảng sâm có công dụng dược lý như kháng khối u, chống lão hóa, bảo vệ gan, hạ đường huyết và tăng khả năng miễn dịch,…

    Đương quy

    Đương quy hay còn được gọi với cái tên khác là Bạch chỉ, có tên khoa học là Angelica sinensis, là một loại cây cỏ thơm sống lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đương quy được coi là “nhân sâm dành cho phụ nữ” vì có có rất nhiều công dụng để điều trị và cải thiện sắc đẹp và sức khỏe cho phụ nữ. Theo y học cổ truyền, Đương quy dùng để điều trị bệnh có công dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt,… Ngoài ra, Đương quy không chỉ được sử dụng để làm thuốc trị bệnh mà nó còn được dùng như một loại dược phẩm của phụ nữ giúp tăng cường hoạt huyết trên da, nuôi dưỡng tế bào da, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng, loại bỏ vết nám tàn nhang hiệu quả và giúp làn da luôn khỏe đẹp – hồng hào tươi tắn.

    Công dụng của Bổ trung ích khí

    Bổ khí, kiện tì, thăng đề.

    Chỉ định: điều trị trĩ, sa trực tràng, sa sinh dục. Viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày, thực quản. Rối loạn tiêu hoá. Bổ tỳ vị, chán ăn, mệt mỏi. Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng chức năng).

    Cách sử dụng Bổ trung ích khí

    Người lớn: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 10-20 viên.

    Trẻ em ≥ 6 tuổi: Ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống từ 5-10 viên.

    Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn.

    Điều kiện bảo quản sản phẩm

    Để nơi khô ráo thoáng mát.

    Nhiệt độ không vượt quá 30 độ C.

    Để xa tầm tay của trẻ em.

    Bài Viết Liên Quan