TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI : PHÂN BIỆT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI : PHÂN BIỆT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh Trĩ nội, trĩ ngoại là gì

Mọi người thường nghe nói tới bệnh trĩ là bệnh liên quan đến vùng hậu môn. Nhưng đa số mọi người lại không có kiến thức hoặc có kiến thức mơ hồ để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân biệt hai loại trĩ này sẽ giúp bệnh nhân tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc. Cũng như chủ động lựa chọn hướng điều trị thích hợp.

Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI

Sự khác nhau giữa trĩ nội trĩ ngoại

Loại bệnh Trĩ nội Trĩ ngoại

Vị trí

Thường nằm ở bên trong hậu môn. Xuất phát ở phía trên đường lược và rất khó nhận biết. Thường nằm ở dưới da, xung quanh hậu môn. Xuất phát ở phía bên dưới đường lược. Dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Đặc điểm

Bao bọc xung quanh búi trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

Không có dây thần kinh cảm giác.

Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng.

Có chứa dây thần kinh cảm giác.

Biểu hiện

Chảy máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy xung quanh hậu môn Xuất hiện các búi trĩ ngoằn ngoèo, nhiều nếp gấp bên ngoài hậu môn.

Gây cuộm, vướn víu, chảy máu, ngứa, đau rát hậu môn, đặc biệt là khi đại tiện.

Các giai đoạn

Các giai đoạn phát triển Tùy vào mức độ bệnh, trĩ nội chia thành 4 mức độ phát triển:

Độ 1: Búi trĩ mới hình thành, đi đại tiện ra máu (dính máu, chảy thành tia hoặc nhỏ giọt)

Độ 2: Khi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên được

Độ 3: Các búi trĩ to, cứng, có màu xám, sa ra ngoài khi đại tiện, ngồi xổm, chạy nhảy, hắt hơi… nhưng không tự co lên được, phải dùng tay đẩy mới lên.

Độ 4: Các búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay đẩy cũng không thể co lên được, gây vướng víu, đau đớn

Cũng như trĩ nội, trĩ ngoại cũng chia thành 4 giai đoạn hay còn gọi là 4 thời kỳ phát triển:

Giai đoạn 1: Bũi trĩ hình thành bên xung quanh viền hậu môn.

Giai đoạn 2: Bũi trĩ sa ra ngoài, các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

Giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển chi chít gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu, đau rát.

Giai đoạn 4: Các búi trĩ bị viêm, nhiễm trùng, sưng đau và gây ngứa.

 

 

 

Điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào chính là việc điều trị bệnh.

Bệnh trĩ nội còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Trường hợp trĩ nội cấp độ 1, 2 thường điều trị bằng phương pháp bảo tồn sử dụng thuốc. Bệnh nhân sử dụng các thuốc làm giảm lượng máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ về vị trí ban đầu. Kết hợp với thuốc chống viêm, chống nhiễm trùng, co tĩnh mạch búi trĩ. Với những trường hợp trĩ nội giai đoạn nặng thì sẽ cần phẫu thuật.

Bệnh trĩ ngoại thường bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Việc dùng thuốc trong trường hợp trĩ ngoại chỉ là để ổn định triệu chứng tạm thời cho người bệnh khi chưa tiến hành được các thủ thuật xâm lấn. Do búi trĩ đã bị thò ra ngoài rồi.  Nếu càng để lâu kích thước búi trĩ sẽ càng phát triển to hơn và người bệnh có nguy cơ bị tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm hậu môn.

Thuốc Tây y trong điều trị Trĩ nội trĩ ngoại

– Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm: acetaminophen, aspirin (Asreiptin, Bayer) và ibuprofen ( Advil, Motrin).

– Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid…

– Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ đặt hậu môn: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.Thuốc Đông Y trong điều trị bệnh Trĩ nội, trĩ ngoại

Thuốc Đông Y trong điều trị Trĩ nội trĩ ngoại

Để điều trị Trĩ nội ở giai đoạn sớm hoặc ổn định tạm thời trĩ ngoại thì bệnh nhân cần sử dụng cả dạng uống tác dụng toàn thân và dạng bôi, ngâm tác dụng tại chỗ.

Ưu điểm của thuốc Đông Y là chữa tận gốc bệnh. Thuốc mát, uống không xuất hiện tác dụng phụ.

Dạng thuốc uống thường là thuốc thăng dương, cố biểu chữa chứng sa giáng. Giúp làm mềm phân, co tĩnh mạch búi trĩ.

Thuốc bôi và thuốc ngâm thường có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, co tĩnh mạch búi trĩ, giúp búi trĩ co nhỏ lại. Thuốc ngâm lại đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân trĩ ngoại nhờ tác dụng cầm máu, tiêu viêm, sát trùng trực tiếp tại búi trĩ chỉ sau 10 ngày sử dụng.

Sản phẩm điều trị Trĩ Đông Y có hiệu quả của Viện Y học cổ truyền Quân đội  được người bệnh tin dùng là Thuốc uống BỔ TRUNG, Kem bôi MỠ SINH CƠ, Bột ngâm Trĩ. Đây là bộ thuốc điều tri Trĩ hiệu quả, chữa khỏi những triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ cho hàng nghìn người bệnh. Thành phần từ những loại thảo dược lành tính nên người bệnh có thể sử dụng được lâu dài, nhất là để phòng ngừa bệnh trĩ, cũng như trong quá trình phục hồi hậu phẫu cắt trĩ.

Để biết thêm về tác dụng của sản phẩm bạn có thể liên hệ số tư vấn Thạc sĩ Dược sĩ 097 459 0463

Tổng hợp: Dược sĩ Thu Hảo

 

Thuốc uống cho bệnh trĩ BỔ TRUNG

thuốc uống bổ trung điều trị bệnh trĩ

 

Kem bôi MỠ SINH CƠ

mỡ sinh cơ viện quân đội

BỘT NGÂM TRĨ

Bài Viết Liên Quan